Hiện căn bệnh này làm cạn kiệt kho dự trữ vaccine toàn cầu và khiến các nước nghèo phải vật lộn để chống chọi dịch bệnh.
Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể được sản xuất nhanh hơn phiên bản ra mắt trước đó.
Vaccine được chứng minh là giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy hiệu quả, trong nghiên cứu giai đoạn cuối được thực hiện ở Nepal.
Quyết định phê duyệt của WHO sẽ cho Nhân viên y tế cho trẻ em uống vaccine phòng bệnh tả - Ảnh: AF phép các cơ quan tài trợ như Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (Gavi) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) có thể sử dụng vaccine này để hỗ trợ cho các nước kém phát triển.
Bà Leila Pakkala - Giám đốc bộ phận cung ứng của UNICEF - cho biết cơ quan này sẽ có thể tăng nguồn cung vaccine lên hơn 25%.
Gavi ước tính có khoảng 50 triệu liều vaccine cho kho dự trữ toàn cầu trong năm nay, so với 38 triệu liều vào năm 2023.
Kể từ tháng 1 vừa qua, 14 quốc gia chịu ảnh hưởng của dịch tả đã yêu cầu được cấp 79 triệu liều vaccine.
Đầu năm 2024, WHO thông báo kho dự trữ vaccine toàn cầu “hoàn toàn cạn kiệt” cho đến đầu tháng 3.
Đầu tuần này, WHO cho biết trong kho chỉ có 2,3 triệu liều vaccine.
Bệnh tả là bệnh tiêu chảy cấp tính do vi khuẩn lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Căn bệnh này chủ yếu bùng phát ở các khu vực có điều kiện vệ sinh kém và thiếu nước sạch.
Hầu hết những người bị mắc bệnh tả không có triệu chứng, những người mắc bệnh nặng cần được điều trị nhanh chóng bằng kháng sinh và truyền dịch tĩnh mạch. Nếu không được điều trị, 25-50% số người mắc bệnh sẽ tử vong.
Kể từ tháng 1/2023, WHO ghi nhận hơn 824.000 trường hợp mắc bệnh tả, trong đó có 5.900 ca tử vong trên toàn thế giới. Trung Đông và châu Phi là những nước có nhiều ca mắc bệnh nhất.
Theo WHO, nhiệt độ ấm lên khiến vi khuẩn tả sống lâu hơn cũng là nguyên nhân khiến các đợt bùng phát trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn.