Giá cà phê hôm nay 15/6/2022: Phục hồi tăng nhẹ theo giá cà phê Arabica

(VOH) Giá cà phê ngày 15/6 phục hồi tăng nhẹ 200 đồng/kg theo giá giá thế giới vì cà phê Arbica ở New York được hưởng lợi do dòng vốn đầu cơ từ các sàn tiền kỹ thuật số tháo chạy.

Giá cà phê trong nước tăng trở lại 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 41.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,700đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,700đồng/kg..

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,700đồng/kg..

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở mức  41,700đồng/kg..

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  41,700đồng/kg..

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,300

+200

Lâm Hà (Robusta)

41,300

+200

 Di Linh (Robusta)

41,200

+200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,800

+200

Buôn Hồ (Robusta)

41,700

+200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,700

+200

Ia Grai (Robusta)

41,700

+200

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

41,700

+200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,700

+200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,700

+200

FOB (HCM)

2.094

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 15/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Thị trường cà phê trong nước hôm nay tăng nhẹ 200 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng qua do cà phê Arabica phục hồi.

Theo số liệu từ Bộ Công thương, tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 889.000 tấn, trị giá trên 2 tỉ USD; tăng 24,2% về lượng và tăng 54% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu hầu hết các chủng loại cà phê, xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ cà phê Excelsa. Trong đó, Việt Nam tăng xuất khẩu cà phê Robusta sang hầu hết các thị trường truyền thống, gồm Đức, Bỉ, Ý, Nhật Bản, Tây Ban Nha.

Theo Bộ Công thương, ước tính chỉ riêng trong tháng 5, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 150.000 tấn, trị giá 343 triệu USD, tăng 15,2% về lượng và tăng 40,7% về trị giá so với cùng tháng năm trước.

Còn tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.251 USD/tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 15/6, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 2 USD, xuống 2.037 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 2 USD, còn 2.053 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 3,60 cent,lên 226,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 3,45 cent, lên 226,90 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 15/6/2022: Phục hồi tăng nhẹ theo giá cà phê Arabica 2
Giá cà phê hôm nay 15/6/2022: Phục hồi tăng nhẹ theo giá cà phê Arabica 3

Trong phiên vừa qua, giá cà phê trên sàn New York hồi phục đã nâng đỡ Robusta không bị giảm sâu thêm. Trong bối cảnh tất cả đang chờ quyết định tăng lãi suất đồng USD của Fed, giới đầu cơ đã đua nhau bán tháo hàng hóa, cổ phiếu để mua USD. Điều này khiến các thị trường đều đồng loạt giảm. Do vậy, giá Arabica vẫn tăng là điều được cho là một bộ phận đầu cơ vẫn tin tưởng vào giá trị của mặt hàng cà phê này trong trung hạn.

Trở lại thị trường cà phê toàn cầu, ngoài phiên tăng nhẹ hiếm hoi của Arabica vừa qua, lo ngại rủi ro tăng cao khiến các tiền tệ mới nổi mất giá dẫn tới việc bán tháo hàng hóa trên diện rộng. Giá cà phê Arabica tại New York giảm xuống mức thấp hai tuần và Robusta ở London xuống đứng ở mức thấp nhất tháng. Đồng Reais giảm mạnh xuống dưới ngưỡng tâm lý (5,0) đã kích thích người Brazil bán mạnh cà phê vụ mới hiện đang thu hoạch khiến giá cà phê kỳ hạn càng giảm sâu hơn.

Trong một diễn biến khác, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo ​​sản lượng tăng 11% cho niên vụ cà phê 2022 - 2023 (từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2022) ở Brazil - nước trồng hàng đầu thế giới, cộng với sự gia tăng xuất khẩu, theo Nasdaq.

Trong dự báo đầu tiên cho vụ mùa mới của Brazil, USDA cho biết tổng sản lượng ước đạt 64,3 triệu bao loại 60kg. Đây là một trong những ước tính cao nhất cho quốc gia này được các nhà phân tích độc lập công bố tính đến nay.

Nếu con số ước tính này là đúng, thì niên vụ cà phê 2022 - 2023 có thể giải tỏa phần nào tình trạng thắt chặt thị trường hiện tại - vốn đã đẩy giá cà phê trên khắp thế giới lên mức cao nhất trong nhiều năm qua.