Giá cà phê hôm nay 17/6/2022: Đồng loạt bật tăng khi đồng USD giảm mạnh

(VOH) - Giá cà phê ngày 17/6 tăng thêm 500 đồng/kg. Đồng USD tiếp tục giảm mạnh là nguyên nhân chính giúp giá cà phê lấy lại đà tăng trong 2 phiên vừa qua.

Giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.700 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 42.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 42.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42,600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,600 đồng/kg..

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42,600 đồng/kg..

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 500 đồng/kg, dao động ở mức  42,600 đồng/kg..

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 500 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  46,600đồng/kg..

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

42,200

+500

Lâm Hà (Robusta)

42,200

+500

 Di Linh (Robusta)

42,100

+500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,700

+500

Buôn Hồ (Robusta)

42,600

+500

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,600

+500

Ia Grai (Robusta)

42,600

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

42,600

+500

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42,600

+500

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

46,600

+500

FOB (HCM)

2.132

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 17/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo Báo cáo Thương mại tháng Năm của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu từ các quốc gia châu Á trong 7 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 khi Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia cùng xuất khẩu tăng 9,00% so với cùng kỳ niên vụ trước, lên đạt tổng cộng 28,06 triệu bao. Trong khi xuất khẩu từ các quốc gia châu Phi trong 7 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 đã giảm nhẹ 2,26% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn tổng cộng 7,35 triệu bao.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương đầu tháng 6, giá cà phê thế giới tiếp tục đà phục hồi. Yếu tố giúp giá cà phê toàn cầu tăng trong ngắn hạn gồm có: xuất khẩu cà phê Robusta từ Việt Nam chậm lại; thời tiết không thuận lợi tại vùng sản xuất cà phê chính ở Brazil.

Chuyên gia dự báo, giá cà phê sẽ diễn biến khả quan trong nửa cuối tháng 6 và trong quý 2, sau khi các giới đầu cơ đã qua giai đoạn đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 7. Với kim ngạch xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm đã vượt 2 tỷ USD, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng ngành cà phê đang có cơ hội vượt qua con số kỷ lục 3,7 tỷ USD của năm 2012, để lần đầu tiên cán mốc 4 tỷ USD trong năm nay.

Giá cà phê thế giới tiếp tục tăng

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 17/6, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 45 USD/tấn ở mức 2.091 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 49 USD/tấn ở mức 2.104 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 3,45 cent/lb, ở mức 231,95 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 3,3 cent/lb, ở mức 231,8 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 17/6/2022: Đồng loạt bật tăng khi đồng USD tiếp tục giảm mạnh 2
Giá cà phê hôm nay 17/6/2022: Đồng loạt bật tăng khi đồng USD tiếp tục giảm mạnh 3

Đồng USD tiếp tục giảm mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố mức tăng lãi suất 75 điểm cơ bản, là nguyên nhân chính giúp giá cà phê lấy lại đà tăng trong 2 phiên vừa qua. Việc tăng lãi suất khủng nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát tăng nóng, đã dấy lên nỗi lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian tới. Cùng đà tăng của cà phê còn có giá vàng, dầu thô, và các sàn nông sản khác.

Một nguyên nhân khiến sàn New York tiếp tục thêm điểm là do tồn kho đạt chuẩn trên sàn này đang giảm, điều này hỗ trợ đà tăng của Arabica.

Tuy vậy theo các chuyên gia, thị trường cà phê kỳ hạn đang đứng trước những biến động khó lường, trong khi ngày thông báo dầu tiên (FND) của sàn New York, ngày 22/6 đang gần kề.

Đà phục hồi giá cà phê thế giới được đánh giá là không chắc chắn. Xu hướng tổng thể của thị trường có nhiều biến động do vẫn chịu ảnh hưởng bởi nút thắt trong chuỗi cung ứng cà phê chưa được giải quyết, trong khi nền kinh tế toàn cầu đang đối diện với nhiều rủi ro và thách thức.

Sự hồi phục của nền kinh tế thế giới sau khi Thượng Hải mở cửa trở lại, với nhiều tín hiệu tích cực từ những chính sách do Chính phủ Trung Quốc đưa ra, có thể khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) thắt chặt hơn trong việc kiểm soát lạm phát.

Trong bối cảnh đồng USD lấy lại đà tăng, giá trị các tiền tệ mới nổi suy yếu trở lại. Việc đồng real giảm so với đồng USD sẽ thúc đẩy người Brazil đẩy mạnh bán ra cà phê, trong khi nguồn cung cà phê vụ mới hiện đang dồi dào.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam mặc dù chậm lại trong tháng 5/2022, nhưng tính chung trong 5 tháng đầu năm nay vẫn ghi nhận mức tăng trưởng hai con số, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Cơ quan này dự báo, tiêu thụ cà phê ở Brazil - nước tiêu thụ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, sẽ ở mức 22,45 triệu bao trong niên vụ 2022 - 2023, chỉ cao hơn một chút so với niên vụ trước.

Giá cà phê neo ở mức cao và tăng trưởng kinh tế khiêm tốn đã tạo ra một số khó khăn cho việc tăng tiêu thụ trên phạm vi toàn cầu, theo trang Nasdaq.

Bình luận