Giá cà phê hôm nay 23/2/2022: Vụt tăng mạnh

(VOH) - Giá cà phê ngày 23/2 phục hồi tăng mạnh 700 đồng/kg theo giá thế giới. Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam chênh lệch với giá niêm yết FOB đang quanh mức 350 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước sáng nay phục hồi bật tăng 700 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 700 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41,200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 700 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 700 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 700 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 700 đồng/kg, dao động ở  41,600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng tăng 700 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.600 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,200

+700

Lâm Hà (Robusta)

41,200

+700

 Di Linh (Robusta)

41,100

+700

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,800

+700

Buôn Hồ (Robusta)

41,700

+700

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,700

+700

Ia Grai (Robusta)

41,700

+700

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,700

+700

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,600

+700

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,600

+700

FOB (HCM)

2.315

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 23/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Giới chuyên gia cho rằng, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam chênh lệch với giá niêm yết FOB đang quanh mức 350 USD/tấn, dưới mức giá tháng 5/2022. Và các mức này sẽ lưu lại lâu trên thị trường bởi giá đầu vào hiện nay đang cao, từ xăng dầu đến phân bón và các chi phí khác.

Hiện Việt Nam đang bước vào vụ mới do đó nguồn cung dồi dào hơn. Thực tế, hồi giữa tháng 1, nguồn cung cà phê trong nước được bổ sung đã khiến giá cà phê nội địa và thế giới chịu áp lực.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong tháng 1 đạt hơn 163 triệu tấn, thu về hơn 370 triệu USD, giảm 3,6% về lượng và giảm 2,2% về giá trị so với tháng 12 do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Mặc dù vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu. Bước sang tháng 1/2022, giá cà phê robusta tại thị trường nội địa giảm mạnh so với cuối tháng 12/2021 do nguồn cung được bổ sung vào vụ thu hoạch.

Với việc nguồn cung cà phê robusta được bổ sung khi Việt Nam vào vụ thu hoạch, về ngắn hạn, giá cà phê được dự báo sẽ giảm. Bên cạnh đó, giá cà phê trong nước sẽ còn chịu áp lực từ rủi ro giá cà phê thế giới giảm khi nguồn cung dồi dào từ phía Brazil.

Giá cà phê thế giới bật tăng

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 23/2,  giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng vọt bất thường tới 104 USD (4,61%), giao dịch tại 2.360 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 26 USD (1,16%), giao dịch tại 2.260 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thị trường cà phê New York, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng tốt 1,6 Cent (0,65%), giao dịch tại 248,45 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 1,25 Cent (0,51%), giao dịch tại 247,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá.

Giá cà phê hôm nay 23/2/2022: Vụt tăng mạnh 2
Giá cà phê hôm nay 23/2/2022: Vụt tăng mạnh 3

Trong tháng 12/2021, lượng cà phê arabica xuất khẩu giảm 2,8%, xuống còn 6,4 triệu bao từ mức 6,5 triệu bao của tháng 12/2020.

Trong đó, cà phê arabica Colombia và arabica Brazil giảm 15,2% và 8,0%, đạt lần lượt 1,2 triệu bao và 3,6 triệu bao; trong khi nhóm cà phê arabica khác tăng 27,7% lên 1,6 triệu bao.

Ở chiều ngược lại, các lô hàng cà phê robusta xuất khẩu đã tăng mạnh 25,1% trong tháng 12, lên 4,2 triệu bao so với 3,4 triệu bao cùng kỳ năm trước.

Do đó, thị phần cà phê robusta trong tổng xuất khẩu hạt cà phê đã tăng lên mức 37,5% trong 3 tháng đầu niên vụ cà phê 2021-2022 so với 32,1% cùng kỳ niên vụ trước.

Điều này cho thấy thị trường đang có một sự tái cân bằng về nguồn cung để bù đắp cho sự tăng giá và thiếu hụt của cà phê arabica.

 Trong ba tháng đầu niên vụ cà phê 2021-2022, xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu đạt 27,5 triệu bao, giảm 3,8% so với mức 28,6 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước.

Đây là sự tiếp nối của xu hướng giảm xuất khẩu cà phê nhân kể từ niên vụ cà phê 2010-2011 đến 2020-2021, trong giai đoạn này tỷ trọng của cà phê nhân đã giảm từ 92% xuống 90,6% trong tổng xuất khẩu toàn cầu.

Việc giảm tỷ trọng này là do sự gia tăng của các lô hàng cà phê hòa tan xuất khẩu, làm tăng tỷ trọng của cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu từ 7,8% lên 8,8%.

Bình luận