Giá trong nước ổn định
Giá cà phê trong nước sáng nay đứng yên, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng ổn định, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk đứng yên, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai đi ngang, giá ở Pleiku là 41.500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông không đổi, dao động ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum đi ngang, dao động ở mức 41.500 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ổn định, dao động ở ngưỡng 42.900 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,800 |
0 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,800 |
0 |
Di Linh (Robusta) |
40,700 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41.600 |
0 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41.500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41.500 |
0 |
Ia Grai (Robusta) |
41.500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.500 |
0 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41.500 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
42,900 |
0 |
FOB (HCM) |
2.363 |
Trừ lùi: +55 |
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam (VICOFA), trong 2 tháng còn lại của năm, Việt Nam sẽ tăng tốc xuất khẩu để bù đắp phần nào cho sự thiếu hụt xuất khẩu lên tới 4,42% so với cùng kỳ trong 10 tháng đầu năm nay. Được biết, trong niên vụ cà phê 2020/2021 Việt Nam đã xuất khẩu chỉ đạt 1,81 triệu tấn, giảm tới 10,61% so với xuất khẩu của niên vụ trước đó, nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch covid-19 bùng phát.
Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, tuần qua, tuy giá cà phê thế giới tăng mạnh nhưng thị trường trong nước biến động không tương xứng. Niên vụ 2021, hàng trăm nghìn ha cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên có thể sẽ thu hoạch không kịp thời vụ, nguy cơ ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng do tình trạng “khát” nhân công lao động vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Dự kiến vụ thu hoạch sẽ kéo dài hơn so với mọi năm.
Theo ghi nhận, giá cà phê tăng nhưng giá nhân công tăng, phân đạm gần gấp đôi, người nông dân vẫn lỗ sau thu hoạch. Bà Nguyễn Thị Lương (xã Ea Dăh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) thông tin trên báo Giao thông, gia đình có 1 ha cà phê, dự kiến năm nay thu hoạch được khoảng 2 tấn cà phê nhân, bán được khoảng 80 triệu đồng. So với giá cà phê năm ngoái thì doanh thu từ trồng cà phê của nhà bà Lương tăng được 20 triệu, nhưng thực tế gia đình không được thêm đồng nào, thậm chí còn lỗ. Trồng cà phê muốn có ăn thì ít nhiều cũng phải bón phân, xịt thuốc. Mà giá phân bón tăng vô tội vạ thế thì giá cà phê có tăng thế, tăng nữa cũng không đuổi kịp giá phân bón.
Theo ông Hồ Gấm - Chủ tịch Hội Nông dân Đắk Nông, năm nay giá cà phê tăng cao. Tuy nhiên, mức giá đó so với chi phí đầu vào quá lớn, nông dân vẫn chưa thực sự có lãi, nếu không muốn nói nhiều chủ vườn cà phê vẫn còn bị lỗ... Nhưng cà phê mỗi năm chỉ thu hoạch một lần. Trong thời gian chờ đợi, để có tiền trang trải hàng trăm thứ, nông dân nghèo chấp nhận mượn tiền tại các đại lý phân bón, đại lý cà phê. Đến khi có được hạt cà phê nào thu về, chủ nợ liền trừ dần vào số nợ.
Giá cà phê thế giới hôm nay
Khảo sát giá cà phê thế giới phiên gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 16 USD/tấn ở mức 2.308 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 9 USD/tấn ở mức 2.237 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, sau 1 ngày tạm nghỉ giao dịch lễ Tạ ơn, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 2,45 cent/lb, ở mức 243,85 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 2,45 cent/lb, ở mức 242,95 cent/lb.
Tính chung tuần qua, thị trường London có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm giữa tuần. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 1 tăng tất cả 63 USD, tức tăng 2,81 %, lên 2.308 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng tất cả 40 USD, tức tăng 1,82 %, lên 2.237 USD/tấn.
Trong khi đó, thị trường New York có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng tất cả 9,55 cent, tức tăng 4,09 %, lên 242,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 8,75 cent, tức tăng 3,75 %, lên 242,15 cent/lb.
Theo các chuyên gia, mối lo thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá cà phê kỳ hạn trên cả 2 sàn lên mức cao 10 năm qua. Tuy nhiên, sự thiếu hụt chỉ là nhất thời trong ngắn hạn, vì vấn đề ở chỗ tác động tiêu cực của dịch bệnh làm việc giao hàng xuất khẩu bị chậm lại, nhất là sự ách tắc vận chuyển rất trầm trọng tại các cảng quốc tế ở Bờ Đông có thể kéo dài tới giữa năm sau.
Tương tự như vậy, nguồn cung cà phê Robusta từ các nhà sản xuất lớn ở Đông Nam Á cũng bị đình trệ. Dự kiến sắp tới, lô hàng đầu tiên sau đợt giãn cách kéo dài trong vài tháng qua mới được lên tàu để đi châu Âu với khối lượng rất đáng kể. Trong khi đó, Brazil và Colombia khẳng định họ không thiếu hàng để giao cho nhà xuất khẩu một khi lĩnh vực hậu cần không còn gây trở ngại.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Thụy Sỹ trong tháng 9/2021 đạt 18,28 nghìn tấn, trị giá 85,24 triệu USD, giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 13,3% về trị giá so với tháng 9/2020.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, Thụy Sỹ nhập khẩu cà phê đạt 166,36 nghìn tấn, trị giá 749,25 triệu USD, tăng 12,2% về lượng và tăng 22,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu tất cả các chủng loại cà phê của Thụy Sỹ tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu chủng loại cà phê HS 090111 (trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffeine) tăng 23%, đạt 587 triệu USD, chiếm 78,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Thụy Sỹ.
Tuy nhiên, Thụy Sỹ giảm nhập khẩu chủng loại cà phê có mã HS 090111 từ Việt Nam, với mức giảm là 10,5%, đạt 20,36 triệu USD.
Trong tháng 9/2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Thụy Sỹ đạt 4.662 USD/tấn, tăng 13,5% so với tháng 9/2020. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Thụy Sỹ đạt 4.504 USD/tấn, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Thụy Sỹ tăng từ hầu hết các nguồn cung chính, nhưng giá nhập khẩu từ Việt Nam lại giảm, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).