Giá cà phê ngày 1/7: Giá cà phê Robusta tăng kéo giá trong nước phục hồi tăng 600 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 1/7 đồng loạt phục hồi tăng 600 đồng/kg tại các tỉnh trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Giá thế giới trái chiều.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 36.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 35.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 600 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 35.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 35.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 600 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 36.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 36.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 600 đồng/kg, giá tại Pleiku là 36.000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 36.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 36.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 600 đồng/kg, dao động ở  mức 35.900 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 600 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  37.500 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.705 USD/tấn, FOB – HCM, theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

35,200

+600

Lâm Hà (Robusta)

35,200

+600

 Di Linh (Robusta)

35,100

+600

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

36.300

+600

Buôn Hồ (Robusta)

36.200

+600

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

36,000

+600

Ia Grai (Robusta)

36,000

+600

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

36,000

+600

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

35.900

+600

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

37,500

+600

Giá cà phê 1/7/2021
Ảnh minh họa: interne

Theo thống kê, xuất khẩu cà phê tháng 6/2021 của Việt Nam ước đạt 110.000 tấn, giảm 13,8% so với cùng kỳ; 6 tháng đầu năm đạt 825.000 tấn, giảm 12,3% so với năm ngoái. Nguyên nhân do xuất khẩu bị ách tắc do giá cước tàu biển tăng cao và việc thiếu container rỗng.

Theo Bộ NN&PTNT, vùng cà phê Tây Nguyên đã bước vào mùa mưa năm nay, sẽ hỗ trợ tốt cho cây cà phê phát triển vụ mới với dự đoán sản lượng tăng nhẹ.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam vụ tới (bắt đầu từ ngày 1/10/2021) sẽ tăng 6,31% so với vụ hiện tại, đạt 30,83 triệu bao (gồm 29,68 triệu bao Robusta và 1,15 triệu bao Arabica).

Việc tiếp tục nới lỏng giãn cách xã hội tại các thị trường tiêu thụ lớn ở châu Âu, châu Mỹ kỳ vọng hỗ trợ giá tăng, trong khi lượng xuất khẩu từ hai nhà sản xuất hàng đầu Brazil và Việt Nam có phần chậm lại.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam vụ tới (bắt đầu từ ngày 1/10/2021) sẽ tăng 6,31% so với vụ hiện tại, đạt 30,83 triệu bao (gồm 29,68 triệu bao Robusta và 1,15 triệu bao Arabica).

Giá cà phê thế giới trái chiều

Thời tiết lạnh bao trùm miền nam Brasil đêm qua góp phần rung lắc các thị trường cà phê phái sinh, nhất là giá cà phê Robusta tăng vọt trở lại…

Phiên giao dịch ngày 1/7, lúc 9h30,  giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London bật tăng trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 30 USD, lên 1.705 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 22 USD, lên 1.712 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.  

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp nối xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm thêm 0,45 cent, xuống 159,75 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng giảm 0,45 cent, còn 162,65 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch  trên mức trung bình.

Giá cà phê ngày 1/7: Giá cà phê Robusta tăng kéo giá trong nước phục hồi tăng 600 đồng/kg 2
Giá cà phê ngày 1/7: Giá cà phê Robusta tăng kéo giá trong nước phục hồi tăng 600 đồng/kg 3

Đồng Reais giảm 0,60 %, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 4,9720 Reais với những mâu thuẫn chính trị nảy sinh, nhất là nghi ngờ chính phủ Brasil có tham nhũng trong việc mua vắc-xin phòng chống covid-19. Trong khi đó, báo cáo việc làm Mỹ tăng cao hơn dự đoán cũng góp phần lấy lại sức mạnh USD và đẩy các tiền tệ mới nổi vào thế tiêu cực.

Bên cạnh những thông tin đã được công bố, các thị trường cà phê diễn biến trái chiều còn do tác động của khối không khí lạnh bao trùm lên miền nam Brasil tối hôm qua đã tạo nên những đột biến trên cả hai sàn kỳ hạn. Có thể thấy dao động đột ngột tại New York không quá lớn, trong khi London lao dốc ngay từ đầu phiên theo đà giảm trước đó. Chỉ khi nhiệt độ ở Paraná giảm xuống âm độ C và vùng Trung Tây ở São Paolo chạm ngưỡng 0 độ C đã kích giá tăng vọt (xem biểu đồ giá ở phía trên).

 Bang Paraná sản xuất khoảng 900.000 bao và vùng Trung Tây chiếm khoảng 26% sản lượng Conilon Robusta của Brasil.

Theo các nhà phân tích, hôm qua là phiên kết toán hoạt động sáu tháng đầu năm nên đầu cơ trên các thị trường phái sinh đã đồng loạt hiệu chỉnh, cân đối vị thế cũng khiến nhiều sàn hàng hóa biến động mạnh, tới mức hiếm thấy. Do vậy, khối lượng thương mại trên cả hai sàn cà phê phái sinh vẫn chưa cao.

Theo Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA), lượng cà phê tồn kho khả dụng vùng Bắc Mỹ trong tháng 5/2021 đã giảm mạnh xuống còn 5,815 triệu bao.

Còn theo Hiệp hội Cà phê Brazil, xuất khẩu tháng 5/2021 của nước này giảm 20,5% so với tháng 5/2020, đạt 2,34 triệu bao.

Niên vụ cà phê 2020 - 2021 tại Brazil được mùa hầu như đã được bán gần hết, với 95% lượng cà phê arabica và 98% lượng cà phê robusta được bán.

Tại Colombia, nước xuất khẩu hàng đầu cà phê arabica chế biến ướt, đạt 427.000 bao trong tháng 5/2021, giảm mạnh 52% so với tháng 5/2020.

Mặc dù vậy, tính chung 8 tháng đầu vụ 2020 - 2021, xuất khẩu cà phê của nước này tăng 3,64% so với cùng kỳ niên 2019 - 2020, đạt 515.580 tấn, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận