Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá thép xây dựng hôm nay 10/3: Sụt giảm mạnh

(VOH)-Giá thép xây dựng ngày 10/3 sụt giảm mạnh 110nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá thép xây dựng trong nước tăng phi mã , vượt đỉnh năm ngoái.
Giá thép xây dựng hôm nay 10/3: Sụt giảm mạnh, về dưới mức 4.800 nhân dân tệ/tấn 1
Ảnh minh họa: internet

Giá thép xây dựng trong nước tăng phi mã , vượt đỉnh năm ngoái

Chỉ trong 2 ngày gần đây, giá thép tại một số doanh nghiệp tiếp tục được điều chỉnh tăng cao, có doanh nghiệp cho biết đã nhận được đơn hàng tới tháng 5/2022.

Ngoài các mặt hàng xăng dầu, khí đốt, gas tăng giá, thép cũng là một mặt hàng đang tăng nóng trong thời gian gần đây. Chỉ trong 2 ngày, nhiều công ty đã công bố mức giá mới cho các sản phẩm thép.

Cụ thể, ngày 07/3, CTCP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) công bố tăng thêm từ 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng/tấn các loại thép bán tại nhà máy. Sau khi tăng giá, thép thanh vằn CB400, CB500 D10 (đường kính 10mm) có giá 18,2 triệu đồng một tấn (chưa gồm thuế VAT); thép vằn CB400, CB500 D12 có giá 18,05 triệu đồng mỗi tấn và thép cuộn CB240, thép vằn CB300 D10 có giá 18 triệu đồng một tấn,...

Ngoài TISCO, nhà máy sản xuất thép khác như: Kyoei cũng tăng thêm 800.000 đồng mỗi tấn với thép thanh vằn CB300 D10, lên 18,02 triệu đồng; thép cuộn CB240 D10 lên 18,2 triệu đồng, tăng 1,2 triệu đồng mỗi tấn so với tháng trước. Thép Việt Đức báo giá 17,7 triệu đồng, tăng 700.000 đồng với mặt hàng thép cuộn CB240; thép vằn CB300 D10 cũng được tăng lên 18,02 triệu đồng một tấn.

Chỉ sau 2 ngày, đến sáng nay (09/3) hàng loạt doanh nghiệp lại tăng giá thép lên mức mới, cao hơn cả đỉnh của năm 2021.

Cụ thể, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên (Tập đoàn Hoà Phát) tăng giá thép cây, thép cuộn xây dựng ở mức 600.000 đồng/tấn. CTCP sản xuất thép Việt Đức và Kyoei cũng công bố tăng giá từ ngày 9/3 cho đến khi có thông báo mới với mức tăng là 600 đồng/kg.

Nguyên nhân của đợt tăng giá này theo các doanh nghiệp là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao khiến giá bán tăng.

Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, căng thẳng Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt do Mỹ hay EU áp dụng với Nga đã đẩy giá bán nhiều mặt hàng nguyên, vật liệu tại thị trường thế giới tăng cao trong đó có mặt hàng thép.

Tiêu thụ trong nước tăng

Theo thông tin từ Tập đoàn Hoà Phát, trong tháng 02/2022, sản lượng sản xuất thép thô của Tập đoàn Hòa Phát đạt 693.000 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ 2021. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 708.000 tấn, tăng 39% so với cùng kỳ. Lượng thép cuộn cán nóng đã cung cấp cho thị trường trong tháng qua là gần 240.000 tấn, tăng 5% so với tháng 01/2022 và 36% so với cùng kỳ 2021.

Còn theo theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, tổng lượng tiêu thụ thép xây dựng toàn thị trường trong tháng đầu năm cũng đạt trên 1 triệu tấn, tăng 1,55% so với tháng trước và tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 1 đạt 231.892 tấn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Gía sắt thép nhập khẩu tăng mạnh cán mốc kỷ lục 1.000USD/tấn

Giá sắt thép nhập khẩu bình quân (chưa thuế) cán mốc 1.049 USD/tấn, mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm gần đây.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 2, cả nước chi hơn 2 tỷ USD, nhập khẩu 1,95 triệu tấn sắt thép các loại. So với cùng kỳ 2021, lượng nhập khẩu giảm 14,7% nhưng kim ngạch tăng tới 28,6%.

Lượng giảm, kim ngạch tăng cho thấy giá bình quân nhập khẩu sắt thép tiếp tục tăng cao những tháng đầu năm 2022.

Cụ thể, giá thép nhập khẩu bình quân (chưa thuế) cán mốc 1.049 USD/tấn, mức giá cao nhất trong nhiều năm gần đây, tăng mạnh 50,6% so với bình quân cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường nhập khẩu sắt thép lớn của Việt Nam có thể kể đến như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga...

Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 110 nhân dân tệ xuống mức 4.834 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h (giờ Việt Nam).

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).

Giá thép xây dựng hôm nay 10/3: Sụt giảm mạnh, về dưới mức 4.800 nhân dân tệ/tấn 2

Theo Công ty tư vấn ngành SteelMint, giá thép sẽ tiếp tục tăng khi nhu cầu đang ở mức tốt và chuỗi cung ứng vẫn bị ảnh hưởng trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine.

Ông Dhruv Goel, Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành SteelMint, hôm thứ Ba (8/3) cho biết, giá trên thị trường quốc tế đã tăng khoảng 135 USD/tấn và đang tăng lên kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tuần cuối cùng của tháng 2.

Tại thị trường nội địa Ấn Độ, giá thép cuộn cán nóng (HRC) trong tuần đầu tiên của tháng 3 nằm trong khoảng 68.000 - 69.000 rupee/tấn, tăng so với khoảng 65.500 - 66.500 rupee/tấn của tuần trước đó.

Tương tự, đối với thép cuộn cán nguội (CRC), mức giá cũng được điều chỉnh lên khoảng 73.000 - 74.0000 rupee/tấn so với 71.000 - 72.000 rupee/tấn của tuần trước đó.

Ông nói: "Xung đột đã tác động đến sự di chuyển của nguyên liệu thô cũng như hàng hóa, trong khi đó nhu cầu thép đang tốt. Chúng tôi dự đoán hai yếu tố này sẽ tiếp tục hỗ trợ cải thiện giá”.

Theo các số liệu trong ngành, trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu, giá dầu đứng ở mức 90 USD/thùng. Trong khi đó, mức giá hiện đã gần 120 USD/thùng và được dự đoán sẽ đạt 180 USD/thùng trong vài ngày tới.

Khi giá dầu tăng, giá cước tàu chở hàng, hiện ở mức 20.000 USD/ngày, có khả năng lên tới 30.000 USD/ngày.

Tương tự, trong bối cảnh này giá than cũng đang tăng. Cụ thể, giá than luyện cốc đã vượt mốc 550 USD/tấn, từ mức 250 USD/tấn trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.

Ấn Độ đáp ứng 85% nhu cầu than luyện cốc từ nhập khẩu. Bên cạnh than luyện cốc, quặng sắt là một nguyên liệu chính khác được các công ty ở Ấn Độ sử dụng trong sản xuất thép, The Economic Times đưa tin.

Bình luận