Giá thép thế giới đi xuống
Giá thép ngày 24/1 giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 21 nhân dân tệ xuống mức 4.696 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h50 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Vào hôm thứ Sáu (21/1), giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc tăng khoảng 3%, ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp, Reuters đưa tin.
Theo đó, giá quặng sắt kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 3% lên 762 nhân dân tệ/tấn (tương đương 120,12 USD/tấn) trong phiên. Đây là mức cao nhất kể từ ngày 13/10.
Vào lúc đóng cửa, hợp đồng này đã ghi nhận mức tăng 2,2% lên 756 nhân dân tệ/tấn, điều chỉnh mức tăng hàng tuần lên 4,6%.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do kỳ vọng về nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích mới của Bắc Kinh, trong khi giá thép bị giới hạn do việc hạn chế sản xuất tại các nhà máy.
Tỷ lệ sử dụng công suất của các lò cao tại 247 nhà máy thép trên cả nước tiếp tục phục hồi và ở mức 81,08% trong tuần vừa rồi, tăng so với mức 79,89% của một tuần trước đó.
Huatai Futures nhận định, chính sách tiền tệ gần đây của Trung Quốc phù hợp với các yêu cầu của chính phủ trung ương và nhiều chính sách hơn nữa dự kiến sẽ hỗ trợ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Giá thép trong nước ổn định
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát tại thị trường miền Nam đang ở mức giá cao nhất trong 30 ngày qua. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.720 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.610 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 mức 16.750 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.700 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, với dòng thép cuộn có giá 16.560 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 16.460 đồng/kg.
Thép Pomina, thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 duy trì đồng giá mức 16.900 đồng/kg kể từ đầu năm 2022.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát ổn định giá 4 ngày liên tiếp. Hiện, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.720 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.610 đồng/kg.
Thép Việt Ý không có biến động kể từ sau ngày 17/1, với dòng thép cuộn CB240 có giá 16.660 đồng/kg và thép D10 CB300 ở mức 16.610 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức tiếp tục ổn định giá bán, thép cuộn CB24 giữ nguyên mức 16.750 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.850 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ tiếp tục ổn định 4 ngày liên tiếp, với dòng thép cuộn CB240 có giá 16.610 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 16.510 đồng/kg.
Thép Việt Sing với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tiếp tục đồng giá sau biến động ngày 17/1 16.600 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 16.600 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát hiện đang có mức giá cao nhất tính từ ngày 22/12. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.770 đồng/kg; tương tự thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.720 đồng/kg.
Thép Việt Đức bình ổn giá sau biến động ngày 17/1, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.900 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ tại thị tường miền Trung giữ nguyên giá bán so với ngày 19/1, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.560 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.410 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.050 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 17.000 đồng/kg.
Năm 2021, xuất khẩu sắt thép Việt Nam đạt hơn 13 triệu tấn, trị giá 11,79 tỷ USD
Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Hải quan, 2021 là năm đầu tiên xuất khẩu sắt thép các loại vượt mốc 10 triệu tấn/năm và trị giá vượt 10 tỷ USD.
Cụ thể, tính riêng tháng 12/2021, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 908 nghìn tấn, giảm 18,3% so với tháng 11 với trị giá là 965 triệu USD, giảm 16,6%.
Tính chung cả năm, lượng sắt thép xuất khẩu năm 2021 đã đạt hơn 13 triệu tấn, tăng cao tới 32,9%; trị giá đạt 11,79 tỷ USD, tăng 124,3% so với năm 2020. Giá xuất khẩu sắt thép các loại trong năm 2021 tăng 68,8% so với năm trước, tương ứng tăng 367 USD/tấn.
Trong khi xuất khẩu tăng cao thì nhập khẩu nhóm hàng sắt thép các loại trong năm qua là 12,31 triệu tấn, lại giảm 7,1% so với năm trước. Đây là năm đầu tiên, khối lượng xuất khẩu sắt thép các loại cao hơn so với khối lượng nhập khẩu.
Trong giai đoạn 2011-2020, trung bình chênh lệch khối lượng giữa xuất khẩu sắt thép và nhập khẩu sắt thép là 9 triệu tấn/năm, đặc biệt năm 2016 chênh lệch lên đến 16 triệu tấn.
Về thị trường xuất khẩu sắt thép các loại trong năm qua, theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nếu top 5 thị trường xuất khẩu thép năm 2020 là ASEAN (42,6%), Trung Quốc (36,53%), EU (2,88%), Đài Loan (2,86%) và Mỹ (1,87%) thì năm 2021 đã có sự thay đổi: ASEAN vẫn là thị trường truyền thống (28,64%), Trung Quốc (21,32%), EU (12,56%), Mỹ (7,51%) và Đài Loan (5,05%).
Ở chiều ngược lại, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu thép nhiều nhất từ Trung Quốc, chiếm khoảng 41,38% tổng lượng thép nhập khẩu và 39,04% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Các quốc gia tiếp theo cung cấp thép cho Việt Nam là Nhật Bản (14,51%), Hàn Quốc (13,63%), Ấn Độ (12,2%) và các quốc gia khác.
Về triển vọng, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường thép Việt Nam năm 2022 sẽ tốt hơn khi Chính phủ ban hành chỉ đạo ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng linh hoạt với đại dịch COVID-19 xuyên suốt.