Giá thép thế giới quay đầu giảm
Giá thép ngày 9/2, giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 31 nhân dân tệ xuống mức 4.874 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Giá than luyện cốc tại Trung Quốc tăng hơn 7% lên mức cao nhất hơn 3 tháng, do nguồn cung thắt chặt cùng với đó là sản lượng thép và nhu cầu hạ nguồn tăng cũng thúc đẩy thị trường.
Giá than luyện cốc kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Đại Liên tăng 7,6% lên 2.470 CNY (388,25 USD)/tấn – cao nhất kể từ ngày 27/10/2021, sau khi giá than nhiệt tại Trịnh Châu tăng 10%.
Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt tăng 1,1% lên 821 CNY/tấn, sau khi tăng 3,5% trong đầu phiên giao dịch. Giá than cốc tăng 4,4% lên 3.133 CNY/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 5 USD lên 147,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Vào hôm thứ Ba (8/2). giá than kỳ hạn của Trung Quốc ghi nhận phiên giao dịch tốt nhất kể từ khi Bắc Kinh can thiệp vào giữa tháng 10/2021 để hạ nhiệt giá bán, Reuters đưa tin.
Nguyên nhân là do được hỗ trợ bởi lo ngại nguồn cung trong nước thắt chặt bên cạnh nhu cầu phục hồi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Cụ thể, giá than nhiệt kỳ hạn, được giao dịch tích cực nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Trịnh Châu, đóng cửa tăng 10% lên 876,8 nhân dân tệ/tấn (tương đương 137,81 USD/tấn) - mức được thấy lần cuối vào ngày 29/10.
Trong cùng ngày, trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên, giá than luyện cốc cũng tăng 7,6%.
Dữ liệu do Hiệp hội Vận tải và Phân phối Than Trung Quốc tổng hợp cho thấy, tổng lượng than tồn kho tại các cảng lớn của Trung Quốc ở mức 46,88 triệu tấn - thấp nhất trong một năm - trước khi kỳ nghỉ lễ bắt đầu vào ngày 31/1.
Giá thép trong nước ổn định
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát tại thị trường miền Nam không có biến động giá so với ngày hôm qua. Thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.610 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.720 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho không có biến động giá bán kể từ ngày 17/1 với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.700 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 mức 16.750 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ tiếp tục ổn định giá bán, thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 16.460 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 có giá 16.560 đồng/kg.
Thép Pomina, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.100 đồng/kg; còn thép cuộn CB240 ở mức 16.900 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát bình ổn giá trong hơn hai tuần qua. Cụ thể, dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.610 đồng/kg, thép cuộn CB240 ở mức 16.720 đồng/kg.
Thép Việt Ý tiếp tục không có biến động về giá bán, với dòng thép D10 CB300 ở mức 16.610 đồng/kg; thép cuộn CB240 có giá 16.660 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức có mức giá cao nhất kể từ ngày 10/1, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg; thép cuộn CB24 ở mức 16.750 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ không có biến động so với ngày 7/2, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên giá bán 16.720 đồng/kg; thép cuộn CB240 không thay đổi kể từ ngày 17/1 16.610 đồng/kg.
Thép Việt Sing, bao gồm dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.600 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với 2 sản phẩm của hãng là thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 16.800 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.700 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát không có thay đổi về giá bán kể từ ngày 25/1, thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 16.720 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 bán với giá 16.770 đồng/kg.
Thép Việt Đức tiếp tục bình ổn giá, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.100 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 16.800 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ tại thị tường miền Trung giữ mức giá cao nhất trong 30 ngày qua, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.610 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.560 đồng/kg.
Thép Pomina, gồm thép thanh vằn D10 hiện có giá bán 17.200 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.050 đồng/kg.
Việt Nam chi hơn 11,5 tỷ USD mua sắt thép trong năm 2021, tăng gần 43%
Trong năm 2021, nhập khẩu sắt thép đạt 12,3 triệu tấn, tương đương 11,52 tỷ USD, giảm 7% về lượng, nhưng tăng 42,8% về kim ngạch so với 2020.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ thi trường Trung Quốc, chiếm 40,3% trong tổng lượng với 5 triệu tấn.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2021, nhập khẩu sắt thép các loại đạt 909.625 tấn với kim ngạch 1,03 tỷ USD, tăng 10% về lượng, tăng 12,2% kim ngạch so với tháng trước đó.
Tính chung cả năm 2021, nhập khẩu sắt thép đạt 12,3 triệu tấn, tương đương 11,52 tỷ USD, giảm 7% về lượng, nhưng tăng 42,8% về kim ngạch so với 2020.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ thi trường Trung Quốc, chiếm 40,3% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này của cả nước với 5 triệu tấn, trị giá 4,38 tỷ USD, tăng cả lượng, kim ngạch và giá so với năm 2020.
Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai, ở mức 1,9 triệu tấn, trị giá 1,73 tỷ USD, giảm 22,8% về lượng, nhưng tăng 23,8% về kim ngạch so với năm 2020.
Đứng thứ ba là thị trường Hàn Quốc với 1,5 triệu tấn, trị giá 1,59 tỷ USD, giảm 16,5% về lượng, tăng 24,4% kim ngạch so với 2020.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu hơn 14 triệu tấn sắt thép trong năm 2021 với kim ngạch 12,7 tỷ USD. Như vậy trong năm 2021, ngành thép xuất siêu 1,18 tỷ USD.