Giá tiêu hôm nay giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ, giữ nguyên ở Tây Nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước có ngày giảm thứ 2 liên tiếp.
Giá tiêu trong nước cao nhất ở ngưỡng 66.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 64.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 65.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 66.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 65.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 63.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
65.000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
64.000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
65.000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
66.000 |
-500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
65.000 |
-500 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
63.500 |
-500 |
Thị trường có sự điều chỉnh giảm nhẹ sau khoảng thời gian dài liên tiếp tăng. Tổng kết tháng 2/2023, tại các tỉnh Tây Nguyên giá tiêu tăng 8.000 đồng/kg, Đồng Nai thêm 7.000 đồng/kg, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 8.000 đồng/kg, còn Bình Phước thêm 7.500 đồng/kg.
Bức tranh sản lượng vụ thu hoạch mới tại Việt Nam cho thấy sự sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân do diện tích giảm và năng suất một số vùng không cao vì thời tiết bất lợi trong năm qua.
Hiện hồ tiêu vụ mới vẫn chậm đưa ra thị trường, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai sẽ thu hoạch xong trước, trong khi Gia Lai, Đăk Lăk kết thúc chậm hơn. Sản lượng vụ mới sụt giảm đang giúp thị trường hồi phục dần.
Các chuyên gia, người mua đang chờ giá thấp hơn trong khi nông dân và thương lái lại đang găm hàng để chờ giá cao. Thị trường tiếp tục là "sự giằng co" của cung/cầu. Trong cuộc chơi này, bên nào không đủ "kiên nhẫn" sẽ đánh mất lợi thế và quyền quyết định về giá sẽ rơi vào tay bên còn lại.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát phiên giao dịch ngày 1/3, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.600, tăng 0,22% USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.000 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.070 USD/tấn, tăng 0,23%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.325 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.375 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.880 USD/tấn. Như vậy hôm qua, IPC đã nâng giá bán hồ tiêu tại Indonesia và Brazil.
Nhận định về thị trường tuần cuối tháng 2/2023, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho hay có phản ứng trái chiều, theo đó giá tiêu nội địa Malaysia ghi nhận sự sụt giảm.
Ở khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tăng trong tuần trước sau 2 tuần trầm lắng. Giá tiêu nội địa Sri Lanka ổn định sau 2 tuần giảm.
Tại Đông Nam Á, giá tiêu đen Indonesia tăng sau 2 tuần giảm. Trong khi đó, giá tiêu trắng Indonesia ổn định kể từ tuần trước.
Giá tiêu nội địa Malaysia giảm trong tuần trước do đồng Ringgit Malaysia giảm 1% so với USD (4,43 MYR/USD). Trong khi đó, giá tiêu quốc tế Malaysia ổn định và không thay đổi.
Giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam ổn định trong tuần trước. Trong khi đó, các loại khác theo chiều hướng tăng.
Đồng USD cao đang tiếp tục ảnh hưởng đến các thị trường hàng hóa. Rạng sáng ngày 1/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tiếp đà tăng nhẹ 2 đồng, đạt mức 23.644 đồng.
Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) cũng tăng nhẹ 0,30%, đạt mốc 104,97.
Các sàn hàng hóa tỏ ra thận trọng trước thời điểm Fed họp để quyết định mức tăng lãi suất mới trong đầu tháng 3/2023.
Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị Gia vị Quốc tế, tổ chức tại Chennai (Ấn Độ) trong khoảng thời gian 19/1 - 22/1, sản xuất hồ tiêu toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi nhẹ trong năm nay.
Hội nghị cũng lưu ý rằng, nông dân trồng tiêu trên thế giới đã phải vật lộn để duy trì các trang trại của mình trong và sau đại dịch COVID-19. Ngay cả những trang trại trồng tiêu quy mô lớn cũng gặp phải tình trạng thiếu lao động và chi phí đầu vào cao hơn.
Thị trường hồ tiêu quốc tế sau đại dịch cũng chứng kiến lợi nhuận thấp hơn, nhu cầu và giá giảm, hàng tồn kho cao hơn cùng với gián đoạn chuỗi cung ứng.
Việt Nam tiếp tục thống trị thị trường hồ tiêu toàn cầu với thị phần ước tính là 42%. Brazil đứng thứ hai với 20% và Ấn Độ đứng thứ ba với 10%. Theo sau là Indonesia với 9% thị phần, sau đó là Trung Quốc với 6%, Sri Lanka với 4% và Malaysia 3%.