Giá tiêu ngày 11/8/2022: Suy giảm 1.000 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu ngày 11/8 giảm 1.000 đồng/kg. Thị trường hồ tiêu điều chỉnh giảm khi những dữ liệu xuất khẩu kém khả quan được công bố.

Giá tiêu hôm nay 11/8 giảm 1.000 đồng/kg, giá cao nhất ở ngưỡng 73.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 70.500 đồng/kg tại Đồng Nai và Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong  mức 71.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 70.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 70.5000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

71,500

-1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

70,500

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

71,500

-1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

73,500

-1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

72.500

-1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

70, 500

-1.000

Giá tiêu hôm nay 11/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế vẫn niêm yết tiêu trắng của Việt Nam ở mức 5.600 USD/tấn; trong khi giá tiêu đen xuất khẩu vẫn giữ ổn định trong khoảng 3.750 US/tấn với loại 500g/l.

Cũng theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, giá tiêu xuất khẩu của các nước tăng ở đầu tuần và đang có xu hướng giảm dần về cuối tuần.

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước và các quốc gia trên thế giới diễn biến tiêu cực, đồng loạt điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, hôm qua thị trường hàng hóa nói chung đã xuất hiện yếu tố tích cực.

Hôm qua Bộ Lao động Mỹ công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Bảy của nước này không thay đổi, sau khi tăng 1,3% trong tháng Sáu. Giá tiêu dùng của Mỹ không biến động trong tháng 7/2022 do giá xăng giảm mạnh, mang tới tin vui cho thị trường.

Ngay lập tức giá cà phê tăng vọt, trong nước lên trên mức 46.000 đồng/kg. Sáng ngày 11/8 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 1,18%, xuống mốc 105,20. Đồng USD sụt giảm mạnh sau khi lạm phát Mỹ hạ nhiệt. Trong bối cảnh nhu cầu tại các nước sụt giảm khiến xuất khẩu giảm tốc, tỷ giá đồng USD yếu đi đang hỗ trợ các thị trường hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng.

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, châu Á vẫn là khu vực nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam chiếm 46,3%, tuy nhiên so cùng kỳ lượng nhập khẩu giảm 26,4% trong đó giảm chủ yếu ở Trung Quốc giảm 79,5%, Pakistan giảm 62,7%. Các thị trường nhập khẩu tăng bao gồm UAE, Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippine… đáng chú ý 2 thị trường Singapore và HongKong có lượng nhập khẩu tăng đột biến, đặc biệt là trong tháng 7 với lượng nhập khẩu của mỗi thị trường lần lượt là 2.806 tấn và 1.152 tấn.

Nhập khẩu của châu Mỹ đứng thứ 2 và giảm 15,8% trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu Hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam, đạt 32.845 tấn, giảm 16,1%; tiếp theo là Canada: 2.050 tấn giảm 4,5%. Khu vực châu Âu nhập khẩu cũng giảm 12,2%, đứng đầu là Đức, Hà Lan, Ireland, Anh, Nga, Pháp…

Tại châu Phi, lượng xuất khẩu sang khu vực này cũng giảm do có sự cạnh tranh của hồ tiêu Brazil, 7 tháng khu vực châu Phi nhập 7.579 tấn, giảm 23,7% trong đó Ai Cập giảm 56,5%, Nam Phi giảm 16%, Senegal giảm 10%… Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu bao gồm: Mỹ: 3.365 tấn, Đức: 2.874 tấn, Hà Lan: 2.147 tấn, Thái Lan: 1.374 tấn, UAE: 1.324 tấn.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Việc Sri Lanka đang trong tình trạng khủng hoảng đã mở ra cơ hội để Việt Nam vươn lên giành lại vị trí số một về thị phần tiêu tại Ấn Độ sau khi để mất vị trí này vào tay Sri Lanka vào năm ngoái.

Do đặc tính thổ nhưỡng, kỹ thuật và giống khác với Việt Nam nên giá tiêu của Sri Lanka khi xuất khẩu sang Ấn Độ cao hơn và mục đích sử dụng cũng khác nhau.

Mặc dù vậy, tình hình lạm phát tăng cao, bất ổn chính trị, thiếu xăng dầu sẽ ảnh hưởng lớn đến người trồng tiêu tại Sri Lanka. Điều này ít nhiều cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu tiêu sang Ấn Độ.

Ấn Độ có cơ chế bảo hộ ngành tiêu trong nước. Do đó, người tiêu dùng Ấn Độ chủ yếu dùng tiêu mà họ trồng còn với tiêu nhập khẩu chủ yếu phục vụ mục đích chế biến và tái xuất khẩu.

Chính phủ Ấn Độ đã áp thuế nhập khẩu 52% đối với hạt tiêu có nguồn gốc từ các quốc gia ASEAN như Việt Nam và Campuchia, và 70% đối với hồ tiêu từ quốc gia như Brazil và Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo Thỏa thuận Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA), hạt tiêu Sri Lanka chỉ chịu thuế 8% tại Ấn Độ. Và xuất khẩu dưới 2.500 tấn không chịu bất kì mức thuế nào. Đây được xem là điểm bất lợi của tiêu Việt Nam so với Sri Lanka.