Giá tiêu sáng nay ổn định, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 78.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 76.500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đứng yên, dao động trong mức 77.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 76.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định, dao động trong ngưỡng 78.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động ở ngưỡng 77.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 76.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
77,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
76,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
77,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
78,500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
77,500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
76,500 |
0 |
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Intimex cho biết, giá hồ tiêu nguyên liệu trong năm 2022 có thể đạt ngưỡng 100.000 đồng/kg, thậm chí có thể cao hơn.
Ngành hồ tiêu muốn khôi phục lại vị trí trên thị trường thế giới cần sự đồng lòng và nắm vững thông tin thị trường của người sản xuất, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
Ông Đỗ Hà Nam cũng cho biết thêm, giá hồ tiêu nguyên liệu trong năm 2022 có thể đạt ngưỡng 100.000 đồng/kg, thậm chí có thể cao hơn khi các thị trường trường trên thế giới đồng loạt thu mua để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng trở lại của người dân.
Dù giá hồ tiêu khó quay lại thời hoàng kim trong năm 2016, với giá 230.000 đồng/kg, nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam kỳ vọng giá hồ tiêu có thể chạm ngưỡng 150.000 đồng/kg. Việt Nam luôn giữ vị thế số 1 về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu.
Chính vì vậy, chỉ cần các doanh nghiệp không bán hàng thì sẽ có thể đẩy giá hồ tiêu tăng vọt. Bởi hiện các quốc gia khác cũng đã giảm diện tích sản xuất hồ tiêu, nguồn cung thế giới cũng rơi vào tình trạng khan hàng.
Để có thể điều chỉnh được tình trạng khan hàng, thiếu nguyên liệu hồ tiêu cho chế biến và xuất khẩu, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cũng đã tính đến tình huống nhập khẩu hồ tiêu từ các quốc gia lân cận.
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cho biết, trong năm 2021, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, ngành hồ tiêu Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu từ Campuchia cao hơn năm 2020 là 111%.
Để ngành hồ tiêu dần dần khôi phục trở lại vị thế nhưng trước đây, đồng nghĩa với việc toàn ngành có một quy hoạch rõ ràng về diện tích sản xuất, chất lượng, cũng như nắm rõ thông tin sản xuất hồ tiêu của các quốc gia khác, cân bằng được lượng cung cầu, tránh tình trạng sản xuất theo phong trào để rồi chặt bỏ, chuyển đổi như những năm qua.
Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, sau thời gian dài giảm giá sâu, trong gia đoạn năm 2020 đến 2021, giá hồ tiêu chuyển biến tăng dần từ 48.000 đồng/kg lên 90.000 đồng/kg. Tuy mức giá này chưa bằng một nửa so với thời điểm hoàng kim của ngành hồ tiêu, nhưng cũng đã khiến cho ngành hồ tiêu nói chung, người trồng tiêu nói riêng khôi phục được thu nhập từ cây tiêu.
Ngành hồ tiêu Việt Nam muốn khôi phục lại vị trí trên thị trường thế giới như những năm trước đây, cần hội tụ nhiều yếu chính là sự đồng lòng và nắm vững thông tin thị trường của người sản xuất, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Có như vậy, các mắt xích này mới có thể phối hợp nhịp nhàng đưa ngành hồ tiêu phát triển bền vững trở lại.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát giá tiêu sáng ngày 12/1/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Mỗi năm, Campuchia xuất khẩu gần 20.000 tấn hạt tiêu, chủ yếu là sang Việt Nam (chiếm 70-80%) và sang châu Âu. Trong khi đó, tiêu thụ trong nước khoảng 1.000 tấn, theo The Phnom Penh Post.
Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), dự đoán, giá tiêu xuất khẩu trung bình sẽ tăng lên 20.000 riel/kg (tương đương 5 USD/kg) vào năm 2022.
Giá tiêu tại Campuchia đã tăng lên kể từ khi nông dân liên tiếp bỏ vụ sau khi chứng kiến sự sụt giảm giá trước đó.
Khi ngày càng có nhiều nông dân từ bỏ, dẫn đến sản lượng tại các kho dự trữ giảm, các thương nhân độc lập khó đảm bảo đủ nguồn tiêu cung cấp cho thị trường, từ đó khiến giá tăng lên.