Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục đứng giá. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 83.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 81.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đứng yên, dao động trong mức 82.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 81.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định, dao động trong ngưỡng 83.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động ở ngưỡng 82.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 81.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
82,000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
81,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
82,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
83,500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
82,500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
81,500 |
0 |
Sau 1 tuần giảm mạnh, giá tiêu trong nước đang đi ngang trong 2 ngày vừa qua, thị trường trong nước hiện khá im ắng, các công ty đồng loạt ngưng mua từ đầu tháng và điều chỉnh giá mua vào giảm. Theo đánh giá, lượng tiêu xuất khẩu đã gom đủ cho đến hết năm 2021. Còn 3 tháng đầu năm 2022, sẽ cần khoảng hơn 50.000 tấn để xuất khẩu.
11 tháng năm 2021, xuất khẩu hồ tiêu giảm 6,7% về lượng so với năm ngoái, đạt 247.000 tấn nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 54,4% nên trị giá xuất khẩu vẫn tăng 44%, đạt 868 triệu USD.
Lượng hàng tồn trong nội địa hiện ước còn 25.000 tấn, giảm nhiều so với những năm trước. Tuy vậy, lượng mua trữ tiêu cũng thấp hơn nhiều, vì năm nay giá tiêu cao, sắp tới không biết còn biến động như thế nào nên các kho ngưng mua. Điều này dẫn dòng tiền bị tắc, đẩy thị trường như "chiếc lò xo bị nén" cho những tháng đầu năm 2022.
Như mọi năm, dù vụ tiêu mới bắt đầu thu hoạch từ Tết Nguyên đán nhưng sản lượng tháng 1 - 2 đưa ra thị trường chỉ chừng 15.000 - 20.000 tấn. Từ 2012, theo ghi nhận giá tiêu cứ vào đầu vụ là giảm, khi đó giá tiêu đã rất cao, hoặc dư cung, lượng tiêu dự trữ còn nhiều.
Còn với các chu kỳ tăng, 2007 - 2008, 2010 - 2011, 2020 - 2021, vào đầu vụ giá tiêu tăng.
Theo các nhà quan sát, có một số nguyên nhân: Các công ty xuất nhập khẩu theo thói quen trước đó, cứ cuối năm là ký hợp đồng bán xa cho Mỹ và EU với giá rẻ, nên vào vụ buộc phải mua để giao hàng. Các đại lý lỡ mang hàng gửi của dân đem bán buộc phải mua lại bù. Dân trồng tiêu nhìn thấy vụ mùa thất bát rõ ràng nên cố sức ôm lại. Thương lái Trung Quốc, đầu cơ trong nước nhìn thấy cơ hội đầu cơ ra sức gom hàng.
Với vụ năm nay, ngoại trừ yếu tố đầu tiên là bán xa. Năm qua tình hình bấp bênh nên các công ty xuất khẩu đã hạn chế việc ký hợp đồng bán xa với các đối tác. Nên có thể yếu tố trên sẽ ít lặp lại. Nhưng các yếu tố còn lại được dự đoán lặp lại trong vụ sắp tới. Trong đó ai cũng nhìn thấy việc sản lượng giảm và bên nào cũng muốn ôm tiêu để làm giá. Với những tính toán trên, các chuyên gia đều dự đoán giá tiêu vụ mới sẽ tăng.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Nhờ vào giá bán cao hơn, Ấn Độ đã phải chứng kiến tình trạng nhập khẩu tiêu bất hợp pháp từ các quốc gia khác, gây bất lợi cho lợi ích của người trồng tiêu nội địa.
Trong báo cáo của mình, ông MS Swaminathan, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Nông nghiệp, An ninh Lương thực và Dinh dưỡng Ấn Độ, đã nhắc lại việc nhập khẩu hạt tiêu từ Sri Lanka dẫn đến sự sụt giảm giá từ mức 700 rupee/kg vào năm 2016, từ đó cảnh báo về việc nhập khẩu tiêu lậu hiện nay.
Dự đoán con số sản lượng cho vụ mùa năm 2022, cả nông dân trồng tiêu ở hai bang Kerala và Karnataka đều cho rằng vụ mùa năm tới sẽ giảm 45 - 50% so với vụ mùa nào, với sản lượng vào khoảng 60.000 tấn.
Ông Kishore Shamji, chủ Công ty Kishor Spices có trụ sở ở Kochi, nhận định, có một sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng tiêu gia đình do người tiêu dùng cuối cùng muốn mua tiêu đã qua chế biến sẵn để sử dụng.
Chính điều này đã tạo điều kiện cho các đại lý giữa các bang và các cơ sở chế biến tiêu tại Ấn Độ phát triển mạnh mẽ, The Hindu Business Line đưa tin.