Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 18/11/2021: Giảm 500 đồng/kg tại Tây Nguyên

(VOH) - Giá tiêu ngày 18/11 quay đầu giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, so với đầu năm giá tiêu đã tăng trưởng rất tốt. 3 năm qua, giá hạt tiêu nguyên liệu đã tăng trên 2 lần.

Giá tiêu trong nước sáng nay giảm 500 đồng/kg, còn lại đều đi ngang so với cùng thời điểm sáng qua. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 85.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  82.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong  mức 83.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 82.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng  85.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng ổn định, dao động ở ngưỡng 84.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 83.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

83,000

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

82,000

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

83,000

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

85.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

84,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

83, 000

0

Giá tiêu hôm nay 18/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Thị trường trong nước vẫn đang trong đợt suy giảm. Nguyên nhân được cho là do dòng tiền eo hẹp khi đang ở chính vụ cà phê, các đại lý ưu tiên chuyển sang kinh doanh cà phê do thị trường hiện đang rất hấp dẫn. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất, xuất khẩu cũng đẩy mạnh bán hàng tồn kho để tăng nguồn vốn trong bối cảnh dòng tiền xuất khẩu chậm về do tắc nghẽn và vận chuyển hàng hóa lâu hơn bình thường.

Ngoài ra, giới đầu cơ trong nước tăng cường xả hàng để chốt lời cũng khiến giá mặt hàng này giảm mạnh. Hiện thị trường đang chờ đợi vào nguồn tiền xuất khẩu quay trở lại để các đơn vị thực hiện những đơn hàng tháng tới.

Tuy vậy, so với đầu năm giá tiêu trong nước đã tăng trưởng rất tốt. 3 năm qua, giá hạt tiêu nguyên liệu tại khu vực Tây Nguyên đã tăng trên 2 lần. Sau một thời gian giảm giá, các chuyên gia nhận định giá tiêu đang bước vào chu kỳ hồi phục về giá, do nhu cầu thế giới tăng cao, nguồn cung thiếu hụt.

Theo dự báo, trong tuần này, giá tiêu sẽ khó tăng mạnh bởi lực bán tháo để chốt lời của các đại lý vẫn đang diễn ra mạnh mẽ tại các địa phương.

Đó là trong ngắn hạn, còn trong dài hạn thì khác. Ba tháng nữa mới tới vụ thu hoạch mới của hồ tiêu Việt Nam. Theo các ngành chức năng, từ nay tới đó, chúng ta còn cần khoảng hơn 50.000 tấn tiêu cho xuất khẩu trong khi lượng hồ tiêu vụ 2020 - 2021 đã được bán hết. Do đó, nguồn cung cho xuất khẩu cuối năm khan hiếm sẽ thúc đẩy giá tiêu tăng.

Bên cạnh đó, dự đoán vụ tiêu năm 2022 tiếp tục bị chậm so với các năm trước, chính vụ thu hoạch rơi vào tháng 3-4/2022. Như vậy thời điểm đầu năm 2022, khoảng tháng 1 - 2 dự báo sẽ thiếu hàng trầm trọng, bởi nguồn cung của các nước không còn nhiều.

Về xuất khẩu, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), những tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hạt tiêu của hầu hết các nước có dung lượng thị trường lớn tăng so với cùng kỳ năm 2020, ngoại trừ Trung Quốc.

Theo Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) Dương Đức Quang, giá tiêu tăng mạnh ở hầu như toàn bộ các thị trường lớn trên thế giới trong năm 2021, chủ yếu do lo ngại về sản lượng tại Việt Nam. Nước ta hiện vẫn đang là nước sản xuất tiêu lớn nhất trên thế giới, nên khi dự báo sản lượng năm nay có thể bị sụt giảm tới 8%, nguồn cung hạt tiêu xuất khẩu bị thắt chặt lại, sẽ là động lực cho đà tăng mạnh này.

Có thể thấy, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm 60% lượng hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới nhưng 80% sản phẩm vẫn ở dạng thô. Chính vì vậy, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, thời gian tới mục tiêu của ngành là nâng tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến lên cao hơn, giảm tỷ lệ xuất khẩu tiêu thô, nhưng việc này không dễ.

Nguyên nhân được chỉ ra gồm: Chi phí cao khi đầu tư chế biến sâu; Khó khăn khi tìm thị trường và đặc biệt là tiêu của Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khắt khe của thị trường khó tính. Hiện diện tích trồng tiêu bền vững mới đạt khoảng 10%.

Các doanh nghiệp cho rằng, muốn làm tiêu chế biến, phải đảm bảo nhiều tiêu chuẩn, từ vùng nguyên liệu canh tác tiêu phải an toàn, đến hệ thống nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, như vậy sản phẩm mới có thể vào được thị trường lớn đòi hỏi chất lượng cao. Hiện diện tích trồng tiêu trên cả nước khoảng 140.000 ha và mục tiêu đến năm 2025, ngành tiêu phấn đấu sẽ có khoảng 30% diện tích trồng tiêu an toàn, tạo tiền đề để phát triển ngành tiêu chế biến sau này.

Theo Bộ Công Thương, năm 2021 hạt tiêu của Việt Nam đánh dấu sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Đáng nói, hạt tiêu đen xay và hạt tiêu trắng xay tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Theo như kế hoạch, Hiệp hội Thương mại Hạt tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTA) sẽ triển khai giao dịch tiêu đen giao ngay trên nền tảng điện tử trong thời gian tới, The New Indian Express đưa tin.

Với nền tảng này, nông dân có thể yên tâm về lợi nhuận và có được giá cả tốt hơn. Đồng thời, người mua từ thị trường đích cũng sẽ tham gia vào việc theo đuổi chất lượng tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn.

Ông Anand Kishor Kuruwa, Tân Chủ tịch IPSTA, cho biết: “Lợi ích của một nền tảng như vậy sẽ gấp bội vì nó đảm bảo một hệ thống thương mại minh bạch và rõ ràng. Các thành viên của hiệp hội có thể tham gia vào việc này và quay trở lại giao dịch hạt tiêu đen từ phía Tây Kochi”.

Trong giai đoạn 2020-2021, sản lượng tiêu của Ấn Độ ước tính đạt 65.000 tấn, tăng so với con số 61.000 tấn trong giai đoạn 2019-20. Trong đó, Karnataka là bang sản xuất lớn nhất với 36.000 tấn, tiếp theo là Kerala với 22.000 tấn, Tamil Nadu đứng thứ ba với 1.750 tấn,...

Bình luận