Giá tiêu ngày 20/5: Thị trường giao dịch ảm đạm

(VOH) - Giá tiêu ngày 20/5 đi ngang tại hầu hết các địa phương ở Tây Nguyên và Miền Nam. Trong 24 giờ qua, giá tiêu xuất khẩu của Indonesia giảm nhẹ, các quốc gia khác giữ nguyên.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 68.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  63.500 đồng/kg tại Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định đồng/kg , dao động trong  mức 66.0 00 đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 63.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 68.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng đi ngang, dao động ở ngưỡng 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đứng yên, dao động ở  ngưỡng 63.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

66,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

63,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

66,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

68.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

67, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

63,500

0

Giá tiêu hôm nay 20/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Vụ thu hoạch năm nay, giá hồ tiêu tăng cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây, có lúc đạt mức 70.000 đồng/kg, thậm chí cán mốc 80.000 đồng/kg ở một số địa phương. Điều này khiến cho nhiều hộ nông dân tính đến chuyện mở rộng diện tích hồ tiêu, bất chấp khuyến cáo từ ngành chức năng.

Những ngày qua, giá tiêu xuất khẩu tại các nước có xu hướng giảm nhẹ. Đây là điều được dự báo trước, do trước đó nhu cầu tăng vì lễ hội của người Hồi giáo trên thế giới đã kích thích giá tiêu.

Trong quý 1/2021, xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng của Việt Nam giảm, nhưng xuất khẩu hạt tiêu đen xay và hạt tiêu trắng xay tăng so với cùng quý năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu hạt tiêu đen xay tăng 21,6% về lượng và tăng 40,2% về trị giá; xuất khẩu hạt tiêu trắng xay tăng 73,8% về lượng và tăng 114,5% về trị giá.

Đây là tín hiệu tốt cho ngành tiêu Việt Nam khi tập trung tăng cường, gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Xu hướng sản xuất bền vững gia tăng tại nhiều vùng trồng trọng điểm trong những năm gần đây. Điều này thể hiện ở việc, dù diện tích tiêu giảm, tỷ lệ tiêu chết nhiều trong trong vụ vừa qua, nhưng ước tính sản lượng chỉ giảm khoảng 20.000 tấn. Đây là con số ước tính của Hiệp hội Hạt tiêu quốc tế, trùng với ước tính của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhận định và quan sát của các chuyên gia và người nông dân, số lượng tiêu vụ vừa rồi giảm đáng kể so với vụ trước. Ước giảm khoảng 40.000 tấn.

Năm nay dự kiến mùa mưa tại Tây Nguyên đến muộn hơn nên bà con nông dân vẫn đang chọn thời điểm làm bông vụ mới. Hiện, giá chi phí đầu vào tăng cao từ phân, dây giống, trụ… khiến nông dân đã cảm thấy áp lực ngay từ đầu vụ 2021 – 2022.

Giá tiêu thế giới đứng yên

Phiên giao dịch hôm nay 20/5, Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giữ nguyên ở mức 38.866,65 rupee/tạ. Thị trường tiêu Ấn Độ tiếp tục đi ngang, giữ giá từ đầu tuần. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 20/5/2021 đến ngày 26/5/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,61 VND/INR.

Giá tiêu ngày 20/5: Thị trường giao dịch ảm đạm 2

Trong 24 giờ qua, giá tiêu xuất khẩu của Indonesia giảm nhẹ, các quốc gia khác giữ nguyên.

Năm 2020, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc đạt 65,3 triệu USD, tăng 53,2% so với năm 2019. Trong đó, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 17,6 triệu USD, tăng 99,0%.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 27% trong tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với 20,79% trong năm 2019, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Dự báo trong ngắn hạn, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại. Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu cầm chừng sau khi giá hạt tiêu tăng “nóng” ở thời điểm tháng 3/2021.

Về dài hạn, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu hạt tiêu tiềm năng lớn mà doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và hoạt động thông quan hàng hóa chậm, các nước có chung đường biên giới, đất liền như Việt Nam càng phát huy lợi thế sẵn có trong việc xuất nhập khẩu.

Bình luận