Chờ...

Giá tiêu ngày 23/4/2022: Chưa dứt đà giảm

(VOH) - Giá tiêu ngày 23/4 tiếp tục giảm phiên thứ 3 liên tiếp do khối đầu cơ vốn ngoại xả hàng. Việt Nam hiện đang là nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào EU, chiếm đến 34% thị phần.

Trong giai đoạn từ năm 2017-2021, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã tăng tới 56% qua đó củng cố vững chắc vị thế số một của hồ tiêu Việt Nam tại châu Âu.

Gía tiêu sáng nay giảm 500 đồng/kg trừ tỉnh Gia Lai, cao nhất ở ngưỡng 78.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 76.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg , dao động trong  mức 77.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định giảm 500 đồng/kg , dao động ở ngưỡng 76.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 77.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 76.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

77,000

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

76,000

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

77,000

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

78,500

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

77,500

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

76, 500

-500

Giá tiêu hôm nay 23/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Sau 3 ngày giảm liên tiếp, giá hồ tiêu đã mất 1.500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ đã mất 2.000 đồng/kg. Năm nay do có sự chuẩn bị và kỳ vọng giá tăng khi sản lượng giảm nên nông dân và các đại lý nhỏ tích cực ôm hàng, chỉ bán ra lượng vừ đủ để trang trải chi phí, trong khi đó nhu cầu bấp bênh của thị trường thế giới giá cả biến động liên tục khiến các đơn vị xuất khẩu lớn hạn chế bán xa thống cho nên nhìn tổng thể thị trường đang có chiều hướng tiêu cực, chiều lên rất khó khăn. Tuy nhiên về dài hạn đường tăng rất rõ ràng, do sản lượng giảm và yếu tố lạm phát trên bình diện toàn cầu.

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong quý I, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang EU tăng mạnh 36,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10.210 tấn. Trong đó, lượng hồ tiêu xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha… đều ghi nhận mức tăng trưởng cao.

Còn theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), năm 2021, EU đã nhập khẩu kỷ lục 104.980 tấn hồ tiêu với trị giá 413,6 triệu Euros, tăng 6,8% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2020.

Tại EU, 67% lượng hồ tiêu được cung cấp bởi các nước ngoài EU và 33% còn lại được giao dịch giữa các nước nội khối.

Việt Nam hiện đang là nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào EU, chiếm đến 34% thị phần hồ tiêu nhập khẩu của thị trường này trong năm 2021, bỏ xa các nhà cung cấp khác như Brazil (chiếm 20%) và Indonesia (chiếm 5%).

Đáng chú ý, trong vòng 5 năm trở lại đây, lượng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu vào EU đã tăng rất mạnh 56,3% từ 22.475 tấn của năm 2017 lên mức 35.131 tấn trong năm 2021.

Thậm chí ngay cả khi nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của châu Âu sụt giảm do đại dịch COVID-19 vào năm 2020 thì xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường này vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng 8,3%.

Điều này cho thấy hồ tiêu của Việt Nam đang ngày càng được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng.

Đồng thời, việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới với các tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe cũng khẳng định vị thế cũng như chất lượng của hồ tiêu Việt Nam đang được nâng cao.

Trái lại, Brazil đối thủ cạnh tranh lớn nhất với Việt Nam trong cuộc đua xuất khẩu hồ tiêu vào EU lại đang gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị phần tại châu Âu do các vấn đề liên quan đến vi khuẩn salmonella trên hồ tiêu.

Hiện nay Việt Nam cũng chủ yếu xuất khẩu tiêu nguyên hạt sang châu Âu (khoảng 80% khối lượng), tuy nhiên Hiệp định Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã mang đến cơ hội cho hồ tiêu chế biến của Việt Nam vào EU.

Trong thời gian tới, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tận dụng cơ hội để phát triển ngành chế biến hồ tiêu khi các nhà đầu tư trong khối EU chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng nguyên liệu và nhân công giá rẻ, tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu sang đa dạng các thị trường EU.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 23/4/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng mạnh 200 Rupi/tạ, lên mức 53,700 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 4 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 23/4/2022: Chưa dứt đà giảm do khối đầu cơ vốn ngoại xả hàng 2

Theo Cộng đồng Hồ tiêu thế giới, nhu cầu hồ tiêu toàn cầu đang cho thấy sự tăng trưởng qua từng năm. Để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường, ngành công nghiệp này phải nâng cao năng lực của hạt tiêu như một sản phẩm giá trị gia tăng, thay vì chỉ chế biến ở dạng nguyên hạt và xay nhỏ.

Cộng đồng Hồ tiêu thế giới kêu gọi các thành viên hãy cùng nhau học hỏi kiến ​​thức, chuyên môn và kinh nghiệm từ các công ty và cơ quan chính phủ đã đi tiên phong trong việc nâng cao giá trị gia tăng và đổi mới của hạt tiêu. Hãy khai thác nhiều hơn các công dụng khác của hạt tiêu thay vì chỉ ở dạng thô, qua đó làm tăng lượng tiêu thụ toàn cầu.

Trên thị trường thế giới, theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu hạt tiêu của Bỉ năm 2021 đạt 2,51 nghìn tấn, trị giá 13,16 triệu EUR (tương đương 14,31 triệu USD), tăng 24,1% về lượng và tăng 10,4% về trị giá so với năm 2020.

Theo Eurostat, Bỉ nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu từ thị trường nội khối, đạt 2,08 nghìn tấn, trị giá 11,05 triệu EUR (tương đương 12 triệu USD) trong năm 2021, tăng 49,5% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với năm 2020. Trong đó, Bỉ nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu từ thị trường Hà Lan, Đức.

Đối với thị trường ngoại khối, Bỉ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam và Ấn Độ, nhưng giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc và Madagascar.

Theo báo cáo từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, nhập khẩu hạt tiêu của Bỉ từ Việt Nam đạt 173 tấn, trị giá 704 nghìn EUR (tương đương 765 nghìn USD), tăng 76% về lượng và tăng 116,9% về trị giá so với năm 2020.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Bỉ tăng từ 4,84% trong năm 2020, lên 6,86% trong năm 2021.