Chờ...

Giá tiêu ngày 25/9: Tiêu sắp bước vào chu kỳ tăng giá mới đến mốc 85.000 đồng/kg

(VOH)-Giá tiêu ngày 25/9 cao nhất là 81.000 đồng/kg, Theo các chuyên gia nhận định giá tiêu trong nước có thể lên đến 85.000 đồng/kg trong thời gian tới do cung giảm, cầu tăng, nguồn cung bị đình trệ

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất chạm ngưỡng 81.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  78.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 78.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 81.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

79,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

78,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

79,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

81.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

80,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

78,000

0

Giá tiêu hôm nay 25/9/2021
Ảnh minh họa: internet

Cục Xuất nhập khẩu cho biết doanh nghiệp đã bắt đầu thu mua trở lại để chuẩn bị nguồn hàng để giao cho đối tác nước ngoài. Do đó, dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ khả quan hơn.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), lệnh giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, doanh nghiệp tăng thu mua để đảm bảo đủ nguồn cung hạt tiêu xuất khẩu, giá tiếp tục tăng lên mức cao.

Những ngày giữa tháng 9, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa tăng từ 2 – 2,7% so với ngày 30/8, lên mức 76.000 – 80.000 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ở mức 119.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg (tương đương mức tăng 1,7%) so với cuối tháng 8 và tăng mạnh 77% so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết doanh nghiệp đã bắt đầu thu mua trở lại để chuẩn bị nguồn hàng để giao cho đối tác nước ngoài. Do đó, dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ khả quan hơn.

Trước đó, việc sản xuất, tiêu thụ tiêu giảm sút do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu "3 tại chỗ". Theo đó, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tháng 8 đạt 17,6 nghìn tấn, trị giá 66,5 triệu USD, giảm 33% về lượng và giảm 30,1% về trị giá so với tháng 7/2021, theo số liệu Tổng Cục Hải quan.

Hiện tại, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu và nhiều loại gia vị, hương liệu khác của thế giới đang tăng, trong khi một số nguồn cung giảm lượng xuất khẩu do những bất cập gây ra từ đại dịch COVID-19, chi phí logistics tăng vọt.

Mặc dù vậy, ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết: "Hiện tại, nhu cầu thế giới vẫn cao song dự báo giá tiêu đến cuối sẽ dao động 80.000 đồng/kg, khó có thể tăng thêm nữa.

Bởi ngoài yếu tố cung – cầu, xuất khẩu tiêu của Việt Nam ghi nhận giảm trong tháng 7, 8 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc vận chuyển lưu thông hàng hóa ra cảng khó khăn, chi phí logistics sang Mỹ, châu Âu tăng đột biến".

Hiện nay cũng là thời điểm chuẩn bị bắt đầu vụ thu hoạch cà phê nên vụ 2021 - 2022, cho nên giới đầu cơ cũng tập trung nguồn lực sang mặt hàng này hơn. Do vậy chắc chắn thị trường tiêu sẽ bị ảnh hưởng, khi giá cà phê đang ở mức tốt, Robusta đang cao nhất 4 năm qua.

Tuy vậy các chuyên gia nhận định giá tiêu trong nước có thể lên đến 85.000 đồng/kg trong thời gian tới do nguồn cung eo hẹp và lượng tiêu tồn kho ở mức thấp. Bên cạnh đó, việc nhiều tỉnh thành phố nới lỏng giãn cách xã hội sẽ khiến thị trường sôi động hơn.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu chốt phiên gần đây tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Giá tiêu hôm nay tiếp tục đạt mức trung bình là 78.500 đồng/kg. Brazil dự kiến sẽ ban hành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hạt tiêu đen xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.

Trên thị trường thế giới, theo Cổng thông tin Ngoại thương Brazil, xuất khẩu hạt tiêu của Brazil trong 8 tháng đầu năm đạt 55.827 tấn, trị giá 161,16 triệu USD.

Con số này giảm 10,9% về lượng nhưng tăng 32,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái do giá xuất khẩu tăng cao.

Cụ thể, giá xuất khẩu hạt tiêu của Brazil đã tăng 48,3% trong 8 tháng qua lên mức bình quân 2.887 USD/tấn. Lượng hạt tiêu xuất khẩu của Brazil sang một số thị trường lớn có xu hướng giảm, như Mỹ giảm 28,6%, Việt Nam giảm 41,4%, Ai Cập giảm 8,9%.

Bộ Nông nghiệp Brazil (MAPA) dự kiến sẽ ban hành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hạt tiêu đen xuất khẩu của nước này sang Liên minh châu Âu (EU).

Nguyên nhân là do các vấn đề liên quan đến vi khuẩn Salmonella bắt đầu xuất hiện trên hạt tiêu vào năm 2019 đến nay đã khiến xuất khẩu tiêu của Brazil sang khu vực này liên tục sụt giảm.

Năm 2019, EU đã đưa ra 65 thông báo về việc các lô hàng hạt tiêu Brazil có nhiễm vi khuẩn Salmonella, năm 2020 là 66 thông báo và 47 thông báo từ đầu năm 2021 đến nay.

Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu của Brazil đang lo ngại tình hình xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường châu Âu sẽ khó khăn hơn trong thời gian tới.