Giá tiêu ngày 28/8: “Lặng sóng “ phiên cuối tuần

(VOH) - Giá tiêu ngày 28/8 đi ngang tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm tại các tỉnh Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ. Giá tiêu thế giới đứng yên.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 78.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  73.500 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 76.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 73.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đứng yên, dao động ở ngưỡng 77.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  đi ngang, dao động ở ngưỡng 74.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

76,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

73,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

76,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

78.500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

77,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

74,000

0

Giá tiêu hôm nay 28/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Mặc dù hiện tại thị trường đang có những tín hiệu tác động tích cực lên cả giá tiêu trong nước và xuất khẩu nhưng lực cản lớn vẫn đến từ chi phí logistics tăng quá cao. Hiệp hội Hồ tiêu cho rằng với tình hình cước tăng cao như hiện nay ngành hàng hồ tiêu sẽ mất khách hàng về tay đối thủ.

Hàng loạt yếu tố tích cực đang hiện hữu ở thị trường hồ tiêu trong thời gian tới và hứa hẹn đưa ngành tiêu thoát khỏi bóng đen khủng hoảng kéo dài nhiều năm liên tiếp. Hiện, giá tiêu đang dao động trong khoảng 74.000 - 79.000 đồng/kg, tức gấp đôi so với đầu năm.

Giá tiêu xuất khẩu trung bình trong 7 tháng đầu năm đạt khoảng 3.291 USD/tấn, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự báo giá hạt tiêu thế giới sẽ được hỗ trợ do thiếu hụt nguồn cung tạm thời từ Việt Nam. Giá cước phí tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến một lượng hạt tiêu xuất khẩu vẫn đang ùn ứ tại các cảng phía Nam Việt Nam.

Một số ý kiến tỏ ra lo ngại nguồn cung hạt tiêu được bù đắp khi các nước Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Brazil, Campuchia bước vào vụ thu hoạch mới vào tháng 7 và tháng 8.

Còn tại Việt Nam, quốc gia chiếm tới một nửa nguồn cung tiêu trên toàn thế giới, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo sản lượng giảm khoảng 25% do ảnh hưởng bởi thời tiết và diện tích trồng bị co hẹp do những năm qua giá tiêu thấp, người dân bỏ vườn.

Bên cạnh nguồn cung giảm, nhu cầu tại các thị trường Mỹ và châu Âu cũng đang dần tăng lên khi các nước đang nới lỏng giãn cách xã hội.

Theo số liệu của VPA, Mỹ là quốc gia nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam chiếm 22% lượng xuất khẩu của mặt hàng này. Châu Âu xếp vị trí thứ hai, sau Trung Quốc chiếm khoảng 13%.

Cước vận chuyển đi Mỹ và EU tăng liên tục dao động 2 tuần 1 lần và mức tăng không báo trước, có những lúc lại tăng đột biến.

So với thời điểm đầu năm 2020, cước vận chuyển đi EU tăng 12-13 lần lên 11.000 USD cho 1 container 40 feet. Cước vận chuyển đi Mỹ cũng tăng 5 - 6 lần lên 13.500 USD.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã cảnh báo diễn biến phức tạp của làn sóng COVID-19 lần thứ 4 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tiêu Việt Nam trong thời gian tới. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu đã có sự chuyển dịch cơ cấu nguồn cung hạt tiêu sang các nhà cung cấp Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, Campuchia.

Giá tiêu thế giới đứng yên

Hôm nay 28/8/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ đi ngang ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ổn định ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 5/8/2021 đến ngày 28/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 312,13 VND/INR.

Ngành gia vị Ấn Độ đang tìm kiếm sự can thiệp để giải quyết cuộc khủng hoảng phát sinh do tình trạng thiếu container xuất khẩu và chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao, The Hindu Business Line đưa tin.

Việc buôn bán gia vị, đặc biệt là xuất khẩu tiêu đen, đã bị ảnh hưởng nặng nề do không có sẵn container cũng như tấm lót trong thùng chứa hàng. Ngay cả những tàu đến cũng được đặt kín chỗ, không còn có chỗ trống, dẫn đến các chuyến hàng bị chậm trễ.

Ông Kishor Shamji, chủ sở hữu Công ty Kishor Spices có trụ sở tại Kochi, cho biết: “Trong bối cảnh này, chúng tôi yêu cầu sự can thiệp của chính phủ để đảm bảo rằng thương mại xuất khẩu không bị cản trở”.

Bình luận