Gía tiêu sáng nay, cao nhất ở ngưỡng 80.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 77.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong mức 78.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 77.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang , dao động trong ngưỡng 80.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động ở ngưỡng 79.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định, dao động ở ngưỡng 77.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
78,000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
77,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
78,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
80,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
79,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
77, 500 |
0 |
Giá tiêu hôm nay giữ ổn định ở các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước bắt đầu sôi động trở lại với sự hoạt động mạnh của các thương lái; dấu hiệu cho thấy đầu cơ nội địa tăng mua.
Tính đến thời điểm hiện tại, vụ thu hoạch hồ tiêu năm nay tại Việt Nam cơ bản kết thúc. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, sản lượng năm nay khoảng 175.000 tấn, giảm khoảng 10% so với 190.000 tấn của năm ngoái.
Nhận định được điều này, năm nay nông dân và đại lý ôm hàng nhiều chờ giá cao. Lượng tiêu vụ mới của Việt Nam không bán ra mạnh như các năm. Những đơn vị xuất khẩu cũng không bán khống, bán xa nhằm tránh rủi ro.
Trong đó, sản lượng tại Đăk Nông tăng 10%, còn các tỉnh trồng tiêu trọng điểm còn lại như Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu sản lượng giảm bình quân 20% so với năm 2021.
Nguyên nhân hồ tiêu năm nay mất mùa là sau vụ thu hoạch năm 2021, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xuất hiện những trận mưa trái mùa, kích thích quá trình ra chuỗi, nông dân không kịp xử lý để đầu tư dinh dưỡng cho cây. Do đó, quá trình ra hoa đậu hạt bị ảnh hưởng dẫn đến mất mùa.
Còn ở Đông Nam Bộ, biến động thời tiết (nắng hạn, mưa trái mùa đan xen) từ trước Tết Nguyên đán 2022 đến nay đã tác động mạnh đến cây trồng và năng suất cây trồng ở khu vực như làm giảm năng suất cây điều, xoài, hồ tiêu, cà phê... khiến nhiều nông dân lo lắng.
Trên thị trường xuất khẩu, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam ổn định, tương ứng với 4.240 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 6.040 USD/tấn với tiêu trắng.
Xuất khẩu hồ tiêu thường sẽ tăng vào quý II sau khi vụ thu hoạch kết thúc, do đó thị trường dự kiến sẽ sôi động hơn trong thời gian tới.
Triển vọng nhu cầu hồ tiêu nhìn chung tương đối tích cực khi các quốc gia trên thế giới đã ứng phó được phần nào dịch bệnh COVID-19, tiến hành mở cửa trở lại các nhà hàng và quán ăn, khiến cho lượng tiêu thụ gia vị hồ tiêu tăng trở lại.
Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của Mỹ và châu Âu trong những năm gần đây liên tục tăng cao, điều này cho thấy hồ tiêu vẫn luôn là loại gia vị không thể thiếu đối với người tiêu dùng tại đây.
Trong khi đó, Việt Nam hiện đang làm chủ thị trường hồ tiêu toàn cầu với thị phần không ngừng gia tăng.
Mặc dù vậy, lạm phát gia tăng tại nhiều quốc gia do tác động của cuộc xung đột Nga và Ukraine có thể ảnh hưởng phần nào đến sức tiêu dùng hàng hóa nói chung và hồ tiêu nói riêng.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát giá tiêu sáng ngày 4/5/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 53,700 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 4 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Báo cáo quý I/2022 mới đây của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định, vụ tiêu đen tiếp theo của Indonesia sẽ bắt đầu từ tháng 6 trở đi, do đó còn quá sớm để ước tính sản lượng cho vụ mùa 2022. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cộng đồng Hồ tiêu thế giới IPC, sản lượng hồ tiêu Indonesia vụ 2022 có khả năng giảm 10% so với năm 2021. Giá FOB tiêu đen và tiêu trắng của Indonesia cho thấy chiều hướng giảm trong 3 tháng đầu năm 2022
Còn tại Ấn Độ, vụ mùa năm nay cũng đã kết thúc. Theo IPC, sản xuất hồ tiêu của Ấn Độ ước tính giảm 10% so với vụ 2021. Giá xuất khẩu tiêu đen Ấn Độ tăng nhẹ trong 3 tháng đầu năm. Nhu cầu tiêu thụ cao và đầu cơ có thể là những yếu tố góp phần đảm bảo sự ổn định giá hồ tiêu của Ấn Độ trong thời gian tới.
Cũng trong 3 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ đã tăng cường nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam, Brazil và Indonesia. Chỉ tính riêng Việt Nam, lượng hồ tiêu nhập khẩu của Ấn Độ trong tháng 3 đã tăng 150% so với tháng 2/2022, tăng 32% trong 3 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021.
Cùng khu vực Nam Á, Bộ Phát triển Nông nghiệp Sri Lanka cho biết năm 2022 ngành hồ tiêu của quốc gia này có thể chỉ sản xuất 20.000 tấn hoặc ít hơn, do lượng mưa lớn vào quý III/2021 ảnh hưởng đến sản xuất. Trong thời gian tới, ngành hồ tiêu nước này sẽ chịu áp lực cạnh tranh cao từ Việt Nam và Brazil do chi phí sản xuất và nhân công trong nước tăng mạnh. Tuy nhiên, xuất khẩu của Sri Lanka vẫn khả quan do nhu cầu nhập khẩu cao từ Ấn Độ.
Với Brazil, theo IPC, sản lượng hồ tiêu dự kiến đạt 101.000 tấn, tăng 2% so với năm 2021. Trong 2 tháng đầu năm 2022, Brazil xuất khẩu 13.345 tấn hồ tiêu, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Các quy định mới của EU đối với hồ tiêu nhập khẩu từ Brazil đã khiến các lô hàng trong tháng 1 của nước này bị mắc kẹt tại các cảng. Do đó, Brazil tìm cách xuất khẩu lô hàng sang thị trường khác.