Giá xăng dầu hôm nay 15/3: Tiếp tục lao dốc

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 15/3 giảm tiếp sau khi lao dốc hơn 5% giữa bối cảnh nhà đầu tư kỳ vọng về tiến triển ngoại giao cho xung đột Nga – Ukraine và lệnh cấm đi lại tại Trung Quốc.

Giá xăng dầu thế giới giảm

Giá xăng dầu ngày 15/3, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 1,51% xuống 101,45 USD/thùng vào lúc 7h05 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 5 cũng giảm 0,01% xuống 105,96 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 15/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h05 ngày 15/3/2022

Giá xăng dầu hôm nay 15/3: Tiếp tục lao dốc 2

Giá dầu thô giảm hơn 5% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (14/3) xuống mức thấp nhất trong gần 2 tuần, vì nhà đầu tư kỳ vọng về tiến triển ngoại giao cho cuộc xung đột Nga – Ukraine, điều được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nguồn cung gia tăng trên toàn cầu, trong khi đại dịch và chính sách cấm đi du lịch ở Trung Quốc gây nghi ngờ về triển vọng nhu cầu xăng dầu.

Chốt phiên giao dịch ngày 14/3, giá dầu Brent giao sau giảm 5,1% xuống 106,90 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 5,8% xuống 103,01 USD.

Đây là mức đóng cửa thấp nhất đối với dầu WTI kể từ ngày 28/2 và mức thấp nhất đối với dầu Brent kể từ ngày 1/3. Cả hai loại dầu thô đều tăng kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu ngày 24/2 và tăng khoảng 36% trong năm nay.

Phái đoàn Nga – Ukraine ngày 14/3 tổ chức vòng đàm phán thứ tư thông qua hình thức trực tuyến, khác so với các lần gặp trực tiếp trước đó tại Belarus, nhưng chưa có tiến triển nào được thông báo. Ukraine cho biết họ đàm phán với Nga về việc ngừng bắn, lập tức rút quân và đảm bảo an ninh.

Giới phân tích tại EBW Analytics lưu ý “đợt bùng phát Covid-19 mới tại Trung Quốc đang dẫn đến các biện pháp phong tỏa”, nguy cơ ảnh hưởng lực cầu năng lượng toàn cầu bởi Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu, khí tự nhiên hóa lỏng và than nhiều nhất thế giới.

Sản lượng dầu và khí của Nga tăng lên 11,12 triệu thùng/ngày kể từ đầu tháng 3, theo hai nguồn thạo tin.

Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu Nga còn Anh thông báo sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm 2022. Nga là quốc gia xuất khẩu dầu thô và sản phẩm tinh chế hàng đầu thế giới, khoảng 7 triệu thùng/ngày – tương đương 7% nguồn cung toàn cầu.

Thủ tướng Anh Boris Johnson được cho là đang cố thuyết phục Arab Saudi tăng sản lượng. Giám đốc Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol kêu gọi các nước sản xuất dầu bơm thêm hơn nữa.

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí về gói trừng phạt thứ tư với Nga nhưng chưa nêu cụ thể.

Ấn Độ ám chỉ có thể xả thêm dầu từ kho dự trữ quốc gia. Một quan chức Ấn Độ nói họ đang cân nhắc mua dầu thô và hàng hóa Nga với giá chiết khấu thông qua một giao dịch rupee – ruble.

Iran đang thúc giục Mỹ ra quyết định để kết thúc quá trình đàm phán cứu vớt thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc. Một số lo ngại đàm phán thất bại và 49/50 thượng nghị sĩ Cộng hòa nói họ không ủng hộ một thỏa thuận hạt nhân mới.

Theo giới phân tích, nếu đàm phán thành công, Iran có thể bơm ra thị trường thêm 1 triệu thùng/ngày nhưng lưu ý như vậy là chưa đủ để lấp khoảng trống từ Nga.

Ở một diễn biến khác, sản lượng dầu và khí ngưng tụ của Nga đã tăng lên 11,12 triệu thùng/ngày trong tháng 3 bất chấp các lệnh trừng phạt, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết.

Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu của Nga và Anh cho biết họ sẽ loại bỏ dần nguồn cung từ Nga vào cuối năm 2022. Nga là quốc gia xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu hàng đầu thế giới, vận chuyển khoảng 7 triệu thùng/ngày, tương đương 7% nguồn cung toàn cầu.

Bình luận