Đăng nhập

Các cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ bóng tối

00:00
00:00
00:00
VOH - Trẻ em sợ bóng tối không phải là hiếm. Sợ bóng tối là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất trong thời thơ ấu. Chúng ta dường như không hiểu được nỗi sợ này bắt đầu khi nào và phát triển ra sao.

Giữ mối liên kết, trò chuyện cởi mở với con cái là một trong những cách tốt nhất giúp cha mẹ hiểu các tác nhân dẫn đến nỗi sợ của con. Ngoài ra, có rất nhiều cách mà cha mẹ có thể làm dịu tâm trí của trẻ khi đối mặt với nỗi ám ảnh này.

Dưới đây là các cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ bóng tối.

Tâm sự với trẻ

Chia sẻ thẳng thắn luôn làm trẻ cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Hãy để trẻ nói về nỗi sợ hãi: Sợ điều gì, lý do tại sao, cảm giác như thế nào. Cha mẹ nên bày tỏ sự quan tâm thật sự đến những điều trẻ nói.

Tốt hơn nữa, kể cho trẻ về những nỗi sợ bạn từng gặp phải khi còn là một đứa trẻ. Sự đồng cảm này chắc chắn sẽ khiến trẻ thêm tin tưởng rằng bạn luôn luôn quan tâm đến cảm xúc của trẻ.

Các cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ bóng tối 1Xem toàn màn hình
Ảnh minh họa

Vui chơi trong bóng tối

Gậy, vòng tay, đồ chơi phát sáng hay con rối in bóng lên tường... là một số hoạt động vui nhộn tích cực mà bạn có thể chơi cùng trẻ trong bóng tối trước khi đi ngủ.

Những hoạt động vui vẻ khi không có đèn sẽ gợi ý, tạo cơ hội cho trẻ cảm thấy phấn khích hơn, giúp trẻ hiểu bóng tối không phải lúc nào cũng nhàm chán và đáng sợ.

Sử dụng đèn ngủ hình thù ngộ nghĩnh cho trẻ

Hành động này không chỉ đơn giản là thêm ánh sáng mờ trong căn phòng mà còn thêm các yếu tố vui nhộn, giúp trẻ liên kết bóng tối với hoạt động ngộ nghĩnh nào đó.

Ngoài thị trường có rất nhiều loại đèn ngủ với kích thước, hình dạng khác nhau. Hãy chuẩn bị cho trẻ hoặc cho trẻ đi chọn đèn ngủ để giúp trẻ an tâm hơn, dần dần loại bỏ nỗi sợ.

Đừng ép trẻ đối mặt trực tiếp với nỗi sợ

Bắt trẻ phải ở ngoài tối một mình, đi lấy đồ vật lúc đêm khuya hay buộc trẻ đi cùng người trẻ cảm thấy sợ không phải là những biện pháp hiệu quả.

Một khi cha mẹ bắt ép trẻ đối mặt trực tiếp với nỗi sợ khi họ chưa sẳn sàng, nỗi sợ hãi sẽ tăng lên vùn vụt. Thay vào đó, hãy cho trẻ thời gian thích ứng dần dần. Một điều bạn có thể làm là luôn bên cạnh ủng hộ và giúp đỡ trẻ.

Nói chuyện cởi mở về nỗi sợ

Mặc dù có vẻ là một chiến lược đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao, giúp trẻ thoải mái hơn. Dù ở bất cứ tuổi nào, chúng ta có xu hướng cảm thấy thoải mái khi được nói về cảm xúc và chia sẻ về nỗi sợ.

Quan trọng hơn, nếu bạn có thể biết chính xác mối quan tâm lo lắng của trẻ, họ rất cảm kích và dễ dàng chia sẻ những cảm xúc dồn nén bên trong. Cha mẹ nên tránh lấy nỗi sợ hãi bóng tối ra trêu đùa hay dọa nạt trước mặt trẻ.

Kiểm tra phòng thường xuyên

Sợ bóng tối đôi khi đồng nghĩa với nỗi sợ một mình trong bóng tối. Việc cha mẹ thường xuyên ghé qua phòng trẻ có thể giúp trẻ dễ dàng vượt qua những trận chiến chống lại bóng tối.

Trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi biết cha mẹ đang ở bên ngoài và đảm bảo an toàn cho họ.

Giảm thiểu suy nghĩ tiêu cực

Cha mẹ cố gắng đảm bảo rằng những suy nghĩ tiêu cực, những cảm xúc, ký ức buồn không 'đi qua' tâm trí trẻ khi họ nằm một mình trong phòng kín.

Hãy chú ý đến những gì xảy ra với trẻ trong ngày. Hạn chế xem phim có nội dung tiêu cực, bạo lực, có hình ảnh đáng sợ, chương trình truyền hình không phù hợp độ tuổi...

Thay vào đó, trước khi đi ngủ, cha mẹ cố gắng đọc cho trẻ nghe truyện cổ tích với những nhân vật thần tiên, câu chuyện cuộc sống thú vị hay nghe bản nhạc nhẹ nhàng, thư giãn để trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng.

Ngoài những cách trên, cha mẹ nên nhớ rằng trẻ cần đối mặt với nỗi sợ hãi một cách từ từ và chỉ cảm thấy yên tâm khi được cha mẹ đồng cảm. Nếu nỗi sợ hãi ngày càng tăng ngay cả khi trẻ đã lớn, bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ.

Bình luận