Với vai trò là cha mẹ, việc bạn cần làm là tìm ra những chuyện bất ổn và giúp trẻ cảm thấy tốt hơn. Hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện về vấn đề mà trẻ đang gặp phải, sau đó tìm cách để khích lệ tinh thần, giúp trẻ trở nên vui vẻ bằng các giải pháp ngắn hạn và dài hạn.
Dưới đây là một số cách giúp trẻ đang buồn trở nên vui vẻ.
Hỏi xem trẻ đang gặp vấn đề gì
Nếu trẻ đang buồn, có lẽ bạn cũng cảm thấy lo ngại. Những đứa trẻ đang buồn bực có thể khóc, hờn dỗi, tách biệt, hay nói chung là có hành động bất thường rất đáng báo động đối với các bậc cha mẹ.
Có nhiều lý do để giải thích vì sao trẻ thấy buồn, hãy bắt đầu bằng cách hỏi trẻ xem điều gì đang khiến họ phiền lòng.
Đừng xem nhẹ cảm xúc của trẻ
Nếu trẻ đang đối mặt với vấn đề rắc rối nào đó, điều quan trọng cần làm là cho trẻ hiểu rằng cảm xúc của họ là hợp lý. Điều này bắt đầu với cách mà bạn khởi đầu cuộc trò chuyện với trẻ và tiếp tục với cách bạn phản ứng khi trẻ kể cho bạn biết vấn đề của họ.

Nói về điều buồn phiền của riêng bạn
Một số trẻ có thể không nhận ra rằng cha mẹ của họ thường xuyên có nỗi phiền muộn. Nhiều bậc cha mẹ cố gắng che giấu cảm xúc tiêu cực để bảo vệ con cái của họ - điều này đôi khi có tác dụng tốt, nhưng không phải để trẻ nghĩ rằng bạn không bao giờ cảm thấy buồn.
Thể hiện cảm xúc hoặc nói về nỗi buồn của riêng bạn có thể giúp trẻ nhận ra rằng mình không là người duy nhất có nỗi buồn và thỉnh thoảng thấy buồn cũng là điều bình thường.
Quan tâm đến những điều khiến trẻ thích
Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tính cách, trẻ có thể quan tâm đến một số điều. Dù mối quan tâm của trẻ là gì đi nữa, hãy thử tham gia cùng trẻ.
Điều này giúp trẻ kết nối với bạn, và nó có thể mở ra cánh cửa sâu hơn cùng cuộc trò chuyện có ý nghĩa hơn về nhiều khía cạnh khác quanh cuộc sống của trẻ.
Hãy để trẻ diễn lại những phiền muộn đang gặp phải
Điều này có thể không làm một số trẻ hứng thú, nhưng có nhiều trẻ muốn diễn lại hoặc giả vờ các hành động tương ứng với các vấn đề họ lưu tâm.
Diễn tập lại những vấn đề phiền muộn là một cách tuyệt vời để trẻ khám phá sự việc trong một môi trường an toàn và mang tính học hỏi.
Cho trẻ có thời gian ở một mình
Đôi khi trẻ cảm thấy choáng ngợp vì lúc nào cũng bị vây quanh bởi những người khác. Điều này có thể bao gồm việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử suốt cả ngày dài.
Nếu trẻ muốn ngồi xuống với bạn, bạn nên để trẻ ngồi cùng. Nhưng phải chắc chắn rằng trẻ được quyền lựa chọn được có thời gian ở một mình mà không bị quấy rầy bởi bất kì thiết bị điện tử nào.

Gây ngạc nhiên cho trẻ bằng một số niềm vui
Niềm vui bất ngờ có thể là một cách tuyệt vời để giúp trẻ quên đi điều khó khăn tạm thời. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải cẩn thận để trẻ không mong đợi quà tặng bất ngờ mỗi khi trẻ cảm thấy buồn.
Bạn cũng nên cẩn trọng với tần suất hoặc chừng mực khi sử dụng những tác nhân gây xao lãng thay vì đối phó với các vấn đề tiềm ẩn, vì điều này có thể gây ra tổn hại cho sự phát triển của trẻ.
Biết khi nào nên tìm đến sự giúp đỡ
Hầu hết trẻ em đều trải qua những thăng trầm cảm xúc từ ngày này qua ngày khác, nhưng một số trẻ bị trầm cảm lâm sàng, gặp các vấn đề về hành vi, và bị một số chấn thương tâm lý.
Nếu trẻ gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây một cách thường xuyên, hãy xem xét việc tìm kiếm bác sĩ chuyên khoa cho trẻ.
- Chậm phát triển (lời nói, ngôn ngữ, hoặc hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh).
- Khó khăn trong học tập hoặc tập trung.
- Vấn đề về hành vi, bao gồm cả quá tức giận, bùng phát "hành động", đái dầm, hoặc rối loạn ăn uống.
- Suy giảm đáng kể về điểm số và năng lực học tập
- Nỗi buồn, khóc lóc, hay trầm cảm xảy ra thường xuyên hoặc cứ lặp đi lặp lại.
- Lánh xa xã hội, cô lập, hoặc giảm hứng thú trong các hoạt động yêu thích trước đây.
- Trở thành nạn nhân bị bắt nạt, hay bắt nạt những đứa trẻ khác
- Mất ngủ hay ngủ quá nhiều.
- Thường xuyên hoặc liên tục đi học trễ hoặc cúp học.
- Thay đổi tâm trạng khó đoán.
- Dấu hiệu của việc lạm dụng thuốc (bao gồm rượu, thuốc phiện, lạm dụng thuốc được kê theo đơn, hoặc lạm dụng dung môi).
- Khó khăn khi gặp phải thay đổi trong cuộc sống.
Dành thời gian cho trẻ khi họ cảm thấy buồn. Để trẻ biết rằng bạn đang ở bên họ là điều quan trọng. Cố gắng hiểu những gì trẻ đang trải qua, và không phán xét hay trừng phạt trẻ vì cảm giác họ đang trải qua.