Đặt tiền cúng Thần Tài là một phong tục phổ biến trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam và các nước Á Đông, đặc biệt với những người làm kinh doanh. Số tiền đem cúng Thần Tài có thể ở nhiều mệnh giá khác nhau. Vậy tiền cúng Thần Tài có được tiêu không?
Tiền cúng Thần Tài có được tiêu không?
Những đồ vật được đặt trên bàn thờ luôn được coi là những vật linh thiêng, do đó rất nhiều người khi cúng Thần Tài thường đặt thêm ít tiền để cầu xin may mắn, làm ăn phát đạt, tiền sinh thêm tiền. Thế nhưng, rất nhiều người sau đó thắc mắc rằng: “tiền cúng Thần Tài có được tiêu không”, hoặc “tiền lộc có được tiêu không”?
Theo quan niệm dân gian, tiền đặt lên bàn thờ cúng Thần Tài cũng giống như vật phẩm cúng khác, thế nên gia chủ hoàn toàn có thể thụ lộc tiền cúng Thần Tài như các vật phẩm khác.
Tiền sau khi cúng Thần Tài gia chủ có thể giữ lại trong ví tiền hoặc dùng tiền đó mua các món đồ lễ cúng như: hương, hoa qua, trà nước… để cúng trong các lần tiếp theo.
Với những tờ tiền có mệnh giá lớn, gia chủ có thể dùng trong các giao dịch làm ăn, buôn bán hoặc đầu tư để cầu xin may mắn, thuận lợi và giúp tài lộc tiếp tục luân chuyển.
Ngoài ra, việc dùng tiền cúng Thần Tài đi quyên góp để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn cũng là cách hướng thiện tích đức, giúp con cháu hưởng lộc sau này.
Tiền cúng Thần Tài đặt bao nhiêu là phù hợp?
Nguyên tắc quan trọng nhất khi cúng tiền cho Thần Tài chính là: Giá trị của tiền không quan trọng bằng sự chân thành trong nghi thức cúng bài. Do đó, đối với tiền cúng trên bàn thờ Thần Tài, không nhất thiết phải đặt những tờ tiền có mệnh giá quá cao bởi việc thờ cúng chủ yếu là lòng thành của gia chủ.
Bạn có thể đặt những tờ tiền mới, mệnh giá nhỏ, miễn là phù hợp với điều kiện gia đình. Tiền mới hoặc tiền lẻ thường được ưu tiên vì nó tượng trưng cho sự trong sạch và may mắn.
Ngoài ra, bạn cũng có chọn số tiền mang ý nghĩa phong thủy may mắn để cúng Thần Tài như: 168 (nhất lộc phát), 688 (lộc phát phát), 888 (phát tài)… Đây là những con số mang hàm ý cầu mong tài lộc và sự thịnh vượng.
Cúng Thần Tài có nên cúng tiền thật không?
Cúng Thần Tài bằng tiền thật là một phong tục được nhiều gia đình và doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, việc có nên cúng tiền thật hay không phụ thuộc vào quan niệm và ý định của gia chủ.
Tiền cúng Thần Tài nếu sử dụng tiền thật thì phải là tiền có mệnh giá còn tiêu được. Bạn không nên đặt tiền có mệnh giá 200, 500 đồng vì tiền không còn tiêu trong thực tế nhiều nữa thì việc đặt tiền đó có thể xem là việc làm báng bổ, không chỉn chu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cúng tiền vàng mã thay vì dùng tiền thật. Cúng Thần Tài bằng tiền vàng mã mang ý nghĩa tượng trưng, không gây áp lực tài chính đến gia chủ. Tiền vàng mã sau khi cúng sẽ được hóa (đốt) để “gửi” tài lộc đến Thần Tài.
Một số lưu ý khi đặt tiền thật cúng Thần Tài
Khi dùng tiền thật để cúng Thần Tài, gia chủ cần lưu ý những điều dưới đây để tránh tiêu tán tài lộc:
- Chọn tiền mới và phẳng: Khi đặt tiền lên bàn thờ Thần Tài nên chọn tiền mới và thẳng, bởi quan niệm dân gian tin rằng tiền đã lưu thông qua nhiều nơi sẽ nhiễm nhiều vi khuẩn và tà khí, khi đặt lên bàn thờ sẽ khiến cho trường khí bị nhiễm loạn, tà khí xuất hiện ở khu vực thờ, không tốt về phong thủy.
- Không cần tiền có mệnh giá lớn: Tiền cúng thần Tài không cần có mệnh giá cao và cúng nhiều tiền, bởi điều quan trọng là lòng thành kính và niềm tin của gia chủ.
- Thay tiền cúng hàng năm: Tiền trên bàn thờ nên được thay mới hàng năm, tốt nhất là vào dịp cuối năm. Không nên để tiền cúng từ năm cũ sang năm mới vì theo phong thủy, tiền cũ còn dư không tiêu thì tài chính sẽ bị tù đọng, không may mắn.
- Đặt tiền cúng xa bát hương: Khi đặt tiền cúng nên chú ý để xa bát hương vì tàn hương rơi xuống sẽ làm cháy rách tiền hoặc hỏa hoạn.
Những vật nên đặt và không nên đặt trên bàn thờ Thần Tài
Theo quan niệm dân gian, trên bàn thờ Thần Tài có thể đặt nhiều vật khác nhau. Ngoại trừ tiền thật cúng Thần Tài thì dưới đây là một số vật nên đặt trên bàn thờ cúng Thần Tài:
- Cóc Thiềm Thừ: Biểu tượng phong thủy, giúp “chiêu” tài lộc và bảo vệ tiền bạc.
- Tượng Phật Di Lặc: Phật Di Lặc là biểu tượng của sự may mắn, vui vẻ, bình an. Ngoài ra, biểu tượng này còn giúp hóa giải những điều không may mắn, mang lại năng lượng tốt lành.
- Bát thả hoa: Bát nước thả hoa mang lại tính trang nghiêm và đây cũng là vật mang lại nguồn năng lượng tích cực, với ý nghĩa chính là giúp giữ tiền bạc không bị thất thoát ra ngoài.
Ngoài những vật mang lại may mắn, tốt lành thì cũng có những món vật phẩm được xem là kiêng kỵ khi đặt trên bàn thờ Thần Tài:
- Hoa quả giả, héo: Đây là những vật không nên đặt trên bàn thờ cúng nói chung và bàn thờ Thần Tài nói riêng.
- Cành vàng lá ngọc: Món đồ này chỉ nên đặt trong phòng khách hoặc tủ kính gia đình, không nên để ở những nơi thờ cúng.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc: "Tiền cúng Thần Tài có được tiêu không" cũng như một số lưu ý cần nhớ khi cúng tiền Thần Tài. Tuy nhiên, cần nhớ rằng điều quan trọng nhất khi cúng Thần Tài không phải nằm ở việc cúng tiền mà ở lòng thành kính, sự trang nghiêm và mong muốn chân thành của gia chủ.
(Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo)
Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại voh.com.vn - Thường thức.