Trong xuyên suốt 1 tháng qua, sau khi tai nạn té thuyền thương tâm xảy đến với cố diễn viên Tangmo Nida, dư luận Thái Lan đã lên án kịch liệt sự bất công cũng như thái độ làm việc có phần không mấy rõ ràng và sai quy trình trong công cuộc điều tra của cảnh sát Thái Lan. Đáng nói, nhờ vào vụ án của mỹ nhân Chiếc Lá Cuốn Bay đã làm không ít khán giả phải liên tục nhắc lại loạt vụ án từng trước đó từng gây xôn xao dư luận vì đến nay vẫn chưa bắt được hung thủ.
1. 'Thái tử' đế chế Red Pull đụng chết một cảnh sát nhưng vẫn ung dung ăn chơi trác táng
Anh Vorayuth Yoovidhaya, người thừa kế thế hệ thứ 3 và cũng là cháu đích của đế chế nước tăng lực Red Bull, một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Anh còn được đài truyền hình BBC ưu ái cho biệt danh “Người thừa kế không thể đụng đến” ở Thái Lan.
Vào tháng 09 năm 2012, Vorayuth lái một chiếc Ferrari màu xám đụng trúng một Thượng sĩ cảnh sát tên Wichian đang lái moto vào ban đêm. Chiếc xe đã kéo lê vị cảnh sát kia gần 100m rồi bỏ chạy khỏi hiện trường và bỏ mặc Wichian chết ngay tại chỗ.
Tiếp theo, vụ việc được cảnh sát Thái Lan ngay lập tức tiến hành điều tra và thu thập được nhiều bằng chứng cho thấy thủ phạm chính là vị thiếu gia Vorayuth nói trên. Kết quả giám định còn cho thấy người này có nồng độ cồn trong máu rất cao, song, anh lại một mực khẳng định bản thân chỉ uống rượu sau khi về nhà.
Từ hình ảnh trích xuất trên camera an ninh, chiếc Ferrari được nhìn thấy là di chuyển theo quán tính với tốc độ rất nhanh và mức độ chấn thương nghiêm trọng đến mức khiến viên cảnh sát kia tử vong ngay lập tức, các nhà chức trách đưa ra kết luận Vorayuth đã chạy quá tốc độ cho phép. Theo đó, “thiếu gia” này đã điều khiển xe với tốc độ 170 km/h nhưng đoạn đường đó chỉ được phép chạy 80 km/h.
Mọi thứ đều quá rõ ràng để phía cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Vorayuth nhưng phải mất đến 6 tháng người dân Thái Lan mới thấy các tài liệu được chuẩn bị xong với các tội danh: chạy quá tốc độ, lái xe bất cẩn gây chết người và bỏ trốn khỏi hiện trường tai nạn.
Những tưởng với đầy đủ thủ tục và chứng cứ thì có thể nhanh chóng bắt kẻ phạm tội phải trả giá để lấy lại công bằng cho gia đình nạn nhân, song, câu chuyện công lý này đến 10 năm sau vẫn chưa có lời giải đáp.
Thời điểm diễn ra kiện tụng vào năm 2013, Vorayuth được triệu tập trình diện trước tòa 7 lần để nghe thông báo cáo buộc nhưng anh đều không xuất hiện. Ngoài ra, các luật sư của anh cũng viện đủ lý do giúp thân chủ của mình rằng sức khỏe không tốt nên không có mặt. Đáng nói, cư dân mạng Thái liên tục tìm thấy các hình ảnh anh vẫn thản nhiên cùng bạn bè tiệc tùng và đi du lịch khắp nơi trên thế giới.
Giới chức Thái Lan từng mạnh miệng tuyên bố sẽ bắt thủ phạm gây ra cái chết cho Thượng sĩ Wichian sẽ phải cúi đầu trước công lý bằng không thì sẽ xin từ chức.
Tuy nhiên, sự việc tiếp tục kéo dài đến tận năm 2022 và vẫn không có tiến triển gì mới. Thậm chí nhiều có nhiều cáo buộc đã không còn hiệu lực ở thời điểm hiện tại. Vorayuth Yoovidhaya đã trở thành một trong những trường hợp điển hình cho “văn hóa miễn trừ” tại Thái Lan. Có rất nhiều người dân Thái sau đó đã lấy câu chuyện này ra làm minh chứng cho câu nói “có tiền, quyền là coi như có tất cả”, thậm chí có thể “một tay che trời.”
2. Nàng tiểu thư tông chết 9 mạng người nhưng vẫn thản nhiên bấm điện thoại
Câu chuyện kinh hoàng này diễn ra vào năm 2010, khi đó có một cô gái vị thành niên chỉ mới 16 tuổi có tên đầy đủ là Praewa Orachorn Thephasadin na Ayudhya (thường được gọi là Praewa) khi đó vẫn chưa có bằng lái xe nhưng vẫn ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông là chiếc ô tô màu trắng. Tai nạn thảm khốc xảy đến, Praewa đã đâm vào đuôi của một chiếc xe đưa rước sinh viên và nhân viên của trường Đại học Thammasat.
Sự việc kinh hoàng này đã lấy đi mạng sống của 9 người và làm nhiều ngưới khác bị thương. Chưa kịp đau buồn cùng với gia đình nạn nhân, cả đất nước Thái Lan đã phải vô cùng tức giận, phẫn nộ trước hình ảnh Praewa sau khi gây ra tai nạn đã thản nhiên đứng dựa vào thành cầu và nhắn tin điện thoại cầu cứu người nhà. Thái độ thản nhiên, không có chút gì là hoảng loạn, sợ hãi hay ăn năn của kẻ vừa cướp đi sự sống của 9 người khác đã tạo nên làn sóng tranh cãi dữ dội.
Cô đã nhanh chóng bị bắt giữ nhưng quá trình xét xử của vụ án này lại kéo dài đến 4 năm. Vào năm 2014, Praewa chính thức bị kết tội lái xe liều lĩnh gây chết người và thiệt hại về tài sản và bị phán 2 năm tù nhưng được hưởng án treo trong 4 năm, bị cấm lái xe đến năm 25 tuổi và chỉ cần hoạt động công ích 138 giờ đồng hồ.
Vấn đề tiếp theo mà thủ phạm và gia đình cần làm bồi thường thiệt hại và tổn thất cho gia đình nạn nhân, số tiền cần phải bồi thường theo phán quyết của tòa án đưa ra là 40 triệu baht (29,6 tỷ đồng).
Về mặt giấy tờ là thế, nhưng cho đến tận năm 2019, nhiều gia đình nạn nhân chia sẻ với ký giả rằng họ vẫn chưa nhận được bất kỳ khoảng bồi thường nào trong 9 năm qua. Tin tức này đã làm cho người Thái vô cùng tức giận, đòi hỏi tính công lý có thực sự tồn tại ở đất nước vốn theo Quân chủ Lập hiến này hay không.
Có không ít ý kiến cho rằng vì gia tộc Thephasadin na Ayudhya là hậu duệ của các vị vua trong quá khứ và các giới quý tộc trong triều đình nên vì những cống hiến của họ cho đất nước trong suốt hàng trăm năm qua nên giới chức trách Thái Lan phải “nể mặt” mà không bắt giữ Praewa.
Cô gái này sau đó còn đổi tên 2 lần, tiếp tục tận hưởng cuộc sống như chưa có gì xảy ra và hiện đã ly hôn người chồng là cựu thành viên Quốc hội Lập pháp Quốc gia.
Ngoài ra, câu chuyện này đã được các nhà làm phim Thái Lan lấy cảm hứng và tái hiện lại trong tập 3 của Girl From Nowhere 2 (tựa Việt: Cô Gái Đến Từ Hư Vô).
Cụ thể, nội dung ở tập này nói về một cô nàng vị thành viên giàu có tên Minnie đã say xỉn và điều khiển phương tiện giao thông, sau cùng gây ra tai nạn đụng phải 4 người bạn học cùng trường, tử vong tại chỗ. Điểm khác biệt là số người chết trên phim có phần ít hơn rất nhiều so với thực tế nhằm giảm đi các nỗi ám ảnh cũng như man rợ cho người xem. Sau cùng, nữ chính Nanno xuất hiện ở khúc cuối tập phim, nhân vật vốn luôn được người xem hiểu là cán cân của công lý và cô nàng luôn thực hiện quyền năng của mình.
3. Mỹ nhân Chiếc Lá Cuốn Bay té thuyền dẫn đến tử vong, là sự cố hay có âm mưu nào đó?
Vào ngày 26.02, làng giải trí Thái Lan vô cùng bàng hoàng trước tin tức nữ diễn viên Tangmo Nida rơi xuống thuyền vào ban đêm dẫn đến tử vong khi đi chơi với hội bạn. Ngay lập tức, từ công chúng đến truyền thông Thái Lan liên tục bày tỏ thái độ hoài nghi với 5 người bạn khi họ liên tục có những biểu hiện vô cùng kỳ quặc.
Theo đó, cả 4 người trong số đó đều nghe theo lời nhân chứng còn lại tên Saen rồi trình báo với cảnh sát rằng nữ diễn viên rớt xuống thuyền vì đi vệ sinh. Đáng nói, vị quản lý Kratik, người đã đưa mỹ nhân Chiếc Lá Cuốn Bay đến với cuộc vui chết chóc này bị cư dân mạng liên tục đồn đoán rằng cô đang cố tình đưa Tangmo Nida đến đây để “tiếp” đại gia. Ngoài Kratik có xuất thân bình thường và làm nghề quản lý nghệ sĩ, 4 người còn lại đều là những “cậu ấm, cô chiêu” và ở tầm cỡ tỷ phú.
Trong xuyên suốt 1 tháng điều tra, cảnh sát Thái Lan khiến người dân một lần nữa “nổi cơn điên” vì thái độ chậm chạp cũng như thiếu chuyên nghiệp.
Được biết, có không ít luật sư nổi tiếng ở nước bạn đã lên tiếng chỉ trích việc tắt trách của các viên cảnh sát thụ án khi để cho Por (chủ thuyền) đem thuyền đi rửa vào ngày hôm sau rồi mới đem về giám định.
Không chỉ có vậy, hầu hết bằng chứng mà giới chức trách Thái đang nắm trong tay đều do từ cư dân mạng Thái Lan hay người nhà, bạn bè và fan hâm mộ của cố diễn viên cung cấp cho. Có không ít ý kiến bày tỏ thắc mắc vai trò của các nhà chức trách vốn phải bảo vệ người dân ở đây là họ đang làm gì đây?
Tuy vụ việc diễn biến vô cùng chậm, nhưng mới đây đã có những bước tiến triển rất đáng kể. Cụ thể, nhân vật Saen đã có trát tòa yêu cầu bắt khẩn cấp vì các tội vô ý gây chết người, là người biết rõ nạn nhân đang làm gì nhưng mải mê bấm điện thoại mà không màng đến an toàn của Tangmo Nida.
Về phần 4 người đàn ông còn lại là quản lý Kratik, Por, Robert và Job đều đang bị khởi tố với tội danh khai man, cố tình tiêu hủy chứng cứ và vô ý làm chết người.
Phải nói, dấu ấn của 2 vụ việc bên trên quá lớn nên người dân Thái Lan dường như không còn mấy tin vào Hiến pháp của nước nhà nữa, nơi được chính họ đặt cho cái tên “người giàu có tiền thì mua gì cũng được, người nghèo thì không có tiếng nói”. Xong có rất nhiều cá nhân đứng đầu các bộ chấp pháp liên tục kêu gọi người dân phải tin tưởng vào Chính phủ và trong vụ việc này thì kẻ ác phải đền tội. Hiện vụ việc vẫn đang là một vấn đề nhức nhói ở Thái và có rất nhiều người mong muốn công lý sẽ sớm thực thi nghĩa vụ của mình.
Xem thêm: Bạn thân Tangmo Nida cố gắng bỏ chạy khỏi phóng viên sau khi bị cảnh sát ra lệnh bắt khẩn cấp
Tình trạng không đồng nhất của các Bộ công quyền và ngành tư pháp của Thái Lan trong những trường hợp trên cho thấy những người có quyền đứng đầu đang bị một áp lực chính trị nặng nề phía sau. Trong khi đó, nếu một người dân vốn có xuất bình thường phạm phải những điều trên đã ngay lập tức bị bắt và tống vào trại giam.
Những câu chuyện trên dường như ngày càng giúp người dân Thái khẳng định quan điểm đất nước của họ từ Chính phủ, các Bộ, ban ngành đến Hiến pháp đang gặp rất nhiều lỗ hỏng. Luật pháp tại đây vốn không phục vụ cho nhân dân mà chỉ bảo vệ người giàu thoát khỏi vòng lao lý. Quyền lực và tiền tài là thứ có thể điều khiểu mọi thứ.
Trong suốt hơn 10 năm qua, cứ mỗi khi xảy ra vụ án thương tâm nào đó mà nạn nhân không đòi lại được sự công bằng, người dân Thái Lan đã bày tỏ sự phẫn nộ, bực tức của mình bằng cách tạo nên những cuộc biểu tình nhằm đòi lại quyền lợi của bản thân, cho nạn nhân và cho một xã hội ai cũng đều bình đẳng như nhau. Hàng loạt của biểu tình nổ ra với những khẩu hiệu “Đả đảo độc tài, Dân chủ muôn năm”,”Lật đổ Hoàng gia, nhân dân muôn năm” hay “Chúng tôi sẽ không trở thành cát bụi cho bất cứ ai.”
Ảnh: Internet