Hơn 15.400.000 lượt hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”

(VOH) - 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn TPHCM giai đoạn (2000-2015), nhiều khu phố, xóm ấp, từng hộ gia đình, các tuyến đường nông thôn, khu dân cư đã có nhiều khởi sắc, phong trào người “có”, giúp người “khó” làn rộng, trở thành những mô hình đẹp trong cộng đồng dân cư.

Trong 15 năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn TPHCM đã không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả và lan tỏa đến từng lĩnh vực, nhiều địa bàn. Phong trào đã khơi gợi được tiềm năng, sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, cộng đồng dân cư giúp giải quyết các vấn đề dân sinh, dân trí, góp phần đưa TPHCM trở thành thành phố có chất lượng sống tốt…

Đây là nhận định của ông Nguyễn Hữu Việt – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố - Phó Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thành phố tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn TPHCM giai đoạn (2000-2015) diễn ra vào sáng 19/1 tại Nhà hát thành phố.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong phát biểu.

Các vùng ven thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa thông qua mô hình xây dựng nhà trọ văn minh, khu nhà tự quản, điểm sáng văn hóa khu dân cư lao động, xây dựng thiết chế văn hóa tại các xã và liên xã để nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa cho người dân ngoại thành:

Đã có hơn 15.400.000 lượt hộ gia đình được công nhận “gia đình văn hóa”, có gần 588.000 lượt gương “người tốt việc tốt”. Điều đó cho thấy, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp Luật của Nhà nước đã được cụ thể hóa, đi vào đời sống của mỗi người dân, gia đình, góp phần gìn giữ chuẩn mực, đạo đức, truyền thống, khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, trở thành động lực, góp phần hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố trong suốt những năm qua.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh:

Xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi được công nhận là xã văn hóa của huyện, thuộc vùng sâu, vùng xa. Tại đây có hơn 3.000 hộ dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, đan lát, mua bán nhỏ, làm công nhân tại các công ty, xí nghiệp.

Những năm qua, xã đã duy trì phân công các thành viên phụ trách, họp định kỳ hàng tháng, quý, để kiểm tra đánh giá kết quả. Trong đó, Ban Chỉ đạo của xã tổ chức quay video về những tấm gương tốt để chiếu trong xã, ấp, trong cuộc họp.

Giao lưu với các cá nhân điển hình.

Ngoài ra, hệ thống loa không dây của đài truyền thanh được trang bị đều ở 21 xã, thị trấn. Hệ thống này thường xuyên tuyên truyền các tiêu chuẩn xây dựng xã nông thôn mới, ấp văn hóa, gia đình văn hóa một cách liên tục để bà con nghe thấm, hiểu, thông.

Do đặc thù bà con làm nông nghiệp nên xã đã tổ chức tuyên truyền vào mỗi tối từ 19-20 giờ, làm ngắn gọn, nói cho bà con hiểu về nghĩa vụ đóng góp, thông tin về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã, ấp, vận động bà con thực hiện tốt các tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tham gia giữ gìn an ninh, chấp hành Luật an toàn giao thông.

Ngoài ra, để nâng cao đời sống người dân, xã còn vận động bà con chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, vận động người “có” có giúp người “khó”. Ông Nguyễn Văn Nhựt – Chủ tịch UBND xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi chia sẻ:

Mặc dù tròm trèm 90 tuổi, ông Nguyễn Văn Hải ngụ ấp 4, tổ 4 xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè đã hiến gần 500 m2 đất của gia đình để làm đường mở hẻm cho người dân đi lại được thông thoáng. Điều đáng nói, đất này là của gia đình ông mua bằng số tiền mồ hôi nước mắt mà bao năm tháng tằng tiện tích góp mới có được. Ông Nguyễn Văn Hải trải lòng, việc hiến đất mở đường là lợi ích chung cho mọi người:

Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, ở quận trung tâm, bà Thu Hường – Phó Chủ tịch UBND quận 1 cho biết, quận đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử đối với giáo viên, học sinh, đặc biệt là đối tượng hồi gia, xe ôm, tài xế taxi, các cặp vợ chồng mới cưới. Quận cũng giới thiệu những nét văn hóa và giá trị truyền thống về những di tích lịch sử như nhà hát lớn, UBND TP, Dinh Thống Nhất, Nhà thờ Đức Bà…

Những mục tiêu, chiến lược phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước sẽ là nội dung trọng tâm Ban chỉ đạo phong trào hướng đến trong thời gian tới. Trước mắt, Ban chỉ đạo sẽ đổi mới công tác phong trào trong năm 2017.

Bà Nguyễn Thị Thu – Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cho biết:

Tại hội nghị, đã có 24 hộ gia đình, 72 tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhận bằng khen của UBND TP.