Chờ...

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator

VOH - Animator là thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người đam mê hội họa và thiết kế. Vậy Animator là gì? Cùng khám phá những kỹ năng trở thành Animator chuyên nghiệp nhé.

Hiện nay, nghề Animator đang thu hút sự quan tâm lớn từ phía giới trẻ. Đặc biệt là do nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này đang tăng cao, thu nhập hấp dẫn. Điều này mở ra cơ hội vàng cho những người muốn theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật đầy sáng tạo này. Hãy tìm hiểu Animator là gì mà nhận được nhiều sự quan tâm đến thế. 

Animator là gì?

Là người sử dụng animation để các hình ảnh được chuyển động liên tục tạo nên những thước phim sống động trong hoạt hình, game, quảng cáo, ảnh động GIF.

Công việc của lĩnh vực này bao gồm thiết kế nhân vật, đối tượng và cảnh quan. Đầu tiên sẽ tạo ra các hình ảnh rồi cho chúng chuyển động liên tục ở tốc độ nhanh để thành thước phim ảo ảnh. Thông thường các họa sĩ diễn hoạt sẽ được chia thành 2 công việc chính khác nhau:

  • Thiết kế nhân vật (Character): Là người tạo ra ngoại hình nhân vật, cùng biểu cảm, diễn xuất và chuyển động sao cho hợp với concept câu chuyện và lời thoại.
  • Thiết kế hiệu ứng (Effect): Là người chuyên tạo ra các chuyển động của máy móc, xe cộ, các hiệu ứng thời tiết như mưa, tuyết rơi, nước chảy,.. trong các thước phim.
Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 1
Tìm hiểu về Animator - Nguồn: Internet

Các loại Animator

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Animator là gì, hãy đi vào tìm hiểu các phân loại Animator phổ biến.

2D Animator

Là người chuyên tạo ra các hình ảnh chuyển động trong phim hoạt hình 2D. Sử dụng công nghệ và kỹ thuật keyframe để phù phép cho nhân vật vô hồn chuyển động như thật trong không gian 2 chiều. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo, tỉ mỉ và các kỹ năng chuyên môn sử dụng các công cụ phần mềm chuyên dụng.

Ưu điểm của họa sĩ diễn hoạt 2D đó là tái hiện lại các chuyển động sắc nét, chân thật, hình ảnh tinh tế. 

Tuy nhiên loại hình này có một số hạn chế như trí tưởng tượng người xem bị giới hạn trong không gian 2 chiều. Chi phí đầu tư cao và quy trình tạo ra một bộ phim hoạt hình 2D chất lượng rất phức tạp.

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 2
Phim hoạt hình 2D khởi đầu cho nền công nghiệp Animation - Ảnh: Internet

3D Animator

3D Animator là một nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực đồ họa 3D. Ở không gian ba chiều họ sẽ tạo nên các thước phim, hiệu ứng cho phim ảnh, quảng cáo, kiến trúc, game,... Loại này đang được ứng dụng đa dạng và rộng rãi trong đời sống. 

Đối với lĩnh vực game, hoạt hình 3D mang đến cho người xem cảm giác chân thực, sống động hơn 2D. Mở ra kỷ nguyên mới cho phim ảnh khi tạo ra các nhân vật hoạt hình kết nối cảm xúc mạnh mẽ cho người xem.

Một 3D Animator phải thành thạo hiệu ứng hình ảnh, các phần mềm thiết kế. Tuy không cần đến kỹ năng vẽ nhiều nhưng phải có tư duy nghệ thuật và sáng tạo cao. 

Đặc biệt công việc này tốn rất nhiều thời gian, công sức nên đòi hỏi sự kiên nhẫn. Thông thường làm một đoạn phim hoạt hình dài 10 giây có thể mất vài ngày mới hoàn thành.

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 3
Nghề họa sĩ diễn hoạt 3D rất được ưa chuộng - Ảnh: Internet

Stop-motion Animator

Stop-motion Animator là người tạo ra phim hoạt hình tĩnh vật. Các nhân vật trong phim hoạt hình sẽ được dựng lên theo từng khung hình được chụp liên tiếp. Trong đó, mỗi bức ảnh sẽ là một cử chỉ riêng rồi ráp lại, người xem sẽ có cảm giác như các nhân vật đang chuyển động.  

Rất nhiều người quan tâm các kỹ năng cần có của Stop-motion Animator là gì. Người tạo ra những thước phim này cần học những kỹ năng như: Setup bối cảnh và ánh sáng, tạo hình nhân vật, chỉnh sửa video, tạo hiệu ứng âm thanh. 

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 4
Hậu trường làm phim hoạt hình Stop-motion - Ảnh: Internet

VFX Animator

VFX Animator là gì? Khái niệm này nghe có vẻ mới lạ nhưng ta lại rất thường xuyên thấy chúng trong các bộ phim bom tấn. VFX Animator là người kết hợp kỹ xảo điện ảnh cùng với hoạt hình 3D mang đến nhiều sự đột phá ở nền điện ảnh. 

VFX - Lĩnh vực công nghệ điện ảnh dùng để tạo ra những hiệu ứng và hình ảnh không thể quay được trong thực tế. Có thể thấy sự cộng hưởng của 2 loại hình này ở các bộ phim như “Thiên thần chiến binh,“Monster” , “Cậu bé rừng xanh”,...

Các kỹ thuật viên kỹ xảo điện ảnh phải sử dụng thành thạo các bộ công cụ như: Adobe (Photoshop, Illustrator, After Effects, Premiere), Zbrush, Substance Painter,... Đặc biệt là phần mềm Autodesk Maya được ứng dụng rộng rãi trong các kỹ xảo đồ họa của phim ảnh, game,..

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 5
Kỹ xảo điện ảnh là một yếu tố làm nên tên tuổi của các bộ phim bom tấn - Ảnh: Internet

Game animator

Game Animator sẽ tạo ra các hình ảnh cho nhân vật, khung cảnh, vật phẩm, các yếu tố chuyển động trong game. Đem lại cho người chơi một trải nghiệm sống động và thú vị. 

Một họa sĩ diễn hoạt có thể được chia thành 2 ngách đó là 3D game Animator hoặc 2D game Animator. Họ sẽ phối hợp với game design và game programmer để tạo ra các nhân vật, chuyển động, lối chơi. Bên cạnh đó thiết kế hệ thống hoạt hình cùng các thành viên của đội ngũ gameplay. 

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 6
Các yếu tố để trở thành game animation - Ảnh: Internet

Motion Graphics Animator

Motion Graphics Animator chính là người thiết kế đồ họa chuyển động. Sử dụng các công nghệ tạo hình chuyển động để giúp các nhân vật, khung cảnh trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Họ phải thành thạo các phần mềm như Discreet Combustion, Adobe After Effects, Apple Motion, 3D Maxon Cinema 4D, Autodesk Maya,... 

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 7
Thiết kế đồ họa chuyển động giúp các dữ liệu trở nên sinh động - Ảnh: Internet

Xem thêm:
Locket là gì? Cách cài đặt và sử dụng Locket Widget cho Gen Z
Top 10 app vẽ Chibi, vẽ từ ảnh thật trên điện thoại và máy tính
Top 10+ app làm nét ảnh bị mờ free trên điện thoại và máy tính tốt nhất

Lĩnh vực hoạt động của Animator

Các Animator thường hoạt động rộng rãi trong các chương trình truyền hình, phim ảnh, game. Gần đây lĩnh vực hoạt động đã được mở rộng hơn như chiến dịch quảng cáo, mô hình kiến trúc và cả trong y tế. Cụ thể:

Lĩnh vực game: Các Animator đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất game, mang lại cảm giác sống động và trải nghiệm chân thực. Họ sẽ tạo ra các hiệu ứng thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường, trong đó hiệu ứng 2D và 3D được sử dụng nhiều nhất.

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 8
Để tạo ra một trò chơi hay không thể thiếu vai trò của animator - Ảnh: Internet

Lĩnh vực truyền hình và phim ảnh: Truyền hình và phim ảnh là cái nôi cho các họa sĩ diễn hoạt phát triển. Từ lâu công nghệ này đã xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình, là cầu nối cho các nhân vật chạm đến cảm xúc của người xem. Các yếu tố chuyển động, hiệu ứng trở nên chân thật, hấp dẫn hơn nhờ các hiệu ứng animation. 

Ví dụ: Bộ phim hoạt hình nổi tiếng Elsa với những hiệu ứng biến đồ vật trở thành băng là câu trả lời rõ nhất cho vai trò của Animator là gì trong phim ảnh.

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 9
Truyền hình và phim ảnh là môi trường tốt để các họa sĩ diễn hoạt phát triển - Ảnh: Internet

Lĩnh vực kiến trúc: Có thể kết hợp với các công cụ AR và VR để tạo ra kết xuất hệt như các ngôi nhà thật. Các kiến trúc sư có thể đi vào bên trong nhà và sẽ định hình được thiết kế dễ dàng hơn. Đồng thời, việc trang trí nội thất cũng sẽ trở nên thuận lợi.

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 10
Áp dụng công nghệ animation vào kiến trúc một cách hiệu quả - Ảnh: Internet

Lĩnh vực Marketing: Một Animator sẽ dùng công nghệ để hoàn thiện các tính năng cho sản phẩm, chứng minh được giá trị. Giúp khách hàng có một cái nhìn chân thực, khách quan và dễ dàng trải nghiệm sản phẩm. Animation hiện nay được rất nhiều thương hiệu ứng dụng trong quá trình giới thiệu và trình diễn sản phẩm. 

Lĩnh vực y tế: Có thể sẽ ít người biết đến vai trò của Animator là gì đối với ngành y tế. Họ sẽ ứng dụng công nghệ 3D animation để tạo ra các mô hình người giải phẫu dựa trên MRI hoặc CT. Bên cạnh đó, pháp y cũng dùng công nghệ để tái tạo các khuôn mặt người mất dựa trên việc quét CT hài cốt.

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 11
Y học cải tiến nhờ công nghệ animation - Ảnh: Internet

Các kỹ năng cần thiết của animator là gì?

Công việc này khá mới mẻ ở Việt Nam và yêu cầu nhiều kỹ năng cần thiết trở thành Animator chuyên nghiệp như:

Kỹ năng vẽ 

Tuy đã có các phần mềm hỗ trợ phân đoạn tạo animation nhưng một animator chuyên nghiệp cần có khả năng vẽ tốt. Họ có thể tự phát thảo ý tưởng, bảng phân cảnh một cách dễ dàng trong các quá trình hình thành dự án.

Kỹ năng vẽ sẽ giúp bạn chủ động nắm bắt được hình dạng, chuyển động của các nhân vật, cảnh quan và hiệu ứng. Để có thể tạo nên thước phim đẹp và chân thật nhất.

Kỹ năng sử dụng phần mềm

Kỹ năng sử dụng phần mềm thành thạo là yếu tố không thể thiếu. Hầu hết tất cả bộ phim, quảng cáo hay game đều có sự can thiệp của các phần mềm như: Autodesk Maya, Discreet Combustion, Adobe After Effects, Apple Motion, 3D Maxon Cinema 4D,...

Đối với những newbie, việc sử dụng thuần thục các phần mềm sẽ rất khó khăn. Để làm chủ được những công cụ này phụ thuộc vào yếu tố như hiểu ngôn ngữ của máy tính, các chức năng, thao tác và rèn luyện tư duy thiết kế thật nhiều. 

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 12
Các họa sĩ diễn hoạt phải sử dụng các phần mềm hỗ trợ rất phức tạp - Ảnh: Internet

Kỹ thuật điện ảnh

Muốn trở thành Animator giỏi, cần phải có kiến thức liên quan đến điện ảnh. Am hiểu về màu sắc, âm thanh, bố cục, tỷ lệ khung hình, ánh sáng. Từ đó, có thể phối hợp nhịp nhàng các yếu tố, tạo ra những hình ảnh nịnh mắt người xem nhất.

Kiến thức diễn xuất

Yếu tố quan trọng của Animator đó là diễn xuất. Để có thể truyền tải cảm xúc nhân vật đến với người xem, bạn phải hiểu biết về diễn xuất, nhập tâm vào nhân vật. Nếu bạn đang xem một thước phim hoạt hình trong đó biểu cảm của các nhân vật bị đơ, thì có nghĩa là người diễn hoạt đang bị hạn chế về khả năng diễn xuất.

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 13
Hóa thân vào chính nhân vật mình đang tạo ra - Ảnh: Internet

Quy trình hoạt động và sáng tạo của Animator là gì?

Với sự hỗ trợ của các công nghệ, thiết bị hiện nay thì quy trình hoạt động và sáng tạo của Animator trở nên khá trơn tru và hiệu quả hơn. 

  • Bước 1: Đầu tiên sẽ thu thập các yêu cầu, ý kiến của khách hàng về sản phẩm. 

Bao gồm: Thời lượng, concept và mục đích hướng tác phẩm đến với người xem.

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 14
Trao đổi với khách hàng để lên khung sản phẩm - Ảnh: Internet
  • Bước 2: Sau đó bắt tay vào khâu lên kịch bản và thiết kế. Animator sẽ phác thảo ý tưởng, thiết kế khung sản phẩm, hình ảnh của đối tượng theo đúng nhu cầu của khách hàng.
Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 15
Phác thảo bản vẽ sản phẩm - Ảnh: Internet
  • Bước 3: Tiếp theo là nhờ đến các công cụ phần mềm đồ họa để tạo animation. Phù phép cho các hình ảnh đã thiết kế trước đó có hồn với những chuyển động mượt mà.
Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 16
Sử dụng công cụ để lên các nhân vật, bố cục - Ảnh: Internet
  • Bước 4: Việc xử lý âm thanh cũng rất quan trọng. Các nhà sản xuất sẽ lựa chọn nhạc nền phù hợp, âm thanh hiệu ứng và lời thoại nhân vật sao cho khớp với các hoạt ảnh. 
Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 17
Lồng tiếng nhân vật, hiệu ứng - Ảnh: Internet
  • Bước 5: Cuối cùng là review lại tác phẩm của mình cùng khách hàng một lần nữa rồi kết xuất video (rendering). 
Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 18
Duyệt và chỉnh sửa theo ý khách hàng - Ảnh: Internet

Xem thêm:
Top 10 AI vẽ tranh miễn phí được ưa chuộng nhất hiện nay
Cách chèn video vào Canva bằng máy tính và điện thoại nhanh nhất
Cách phục hồi ảnh cũ bằng App và phần mềm miễn phí đơn giản

Gợi ý phần mềm hỗ trợ Animator

Các phần mềm hỗ trợ Animator là gì? Đó chính là các công cụ được thiết lập với nhiều tính năng animation, để Animator có thể tối ưu hóa quy trình làm việc của mình. VOH sẽ giới thiệu cho bạn đọc 2 phần mềm hỗ trợ làm animation phổ biến nhất được các họa sĩ diễn hoạt tin dùng.

Adobe Character Animator 

Là phần mềm dùng để biến nhân vật đã được vẽ trước đó chuyển động được một cách chân thật và uyển chuyển.

Các tính năng nổi bật Adobe Character Animator:

  • Adobe Character Animator sẽ tối ưu hóa quy trình tạo ra video hoạt hình, tiết kiệm thời gian cho việc tạo dựng hình ảnh bằng ứng dụng photoshop. Tạo chuyển động cho nhân vật bằng Character sau đó dùng After Effects kết hợp chúng lại với nhau. 
  • Phần mềm sẽ recording lại tất cả các chuyển động của nhân vật đang tạo ra. Giúp cho việc chỉnh sửa chuyển động, lồng ghép nhạc trở nên dễ dàng hơn. 
  • Được tích hợp công nghệ thu để mô phỏng hành động (Motion Capture) của người điều khiển khi muốn nhân vật cử động theo bất cứ kiểu nào. Chỉ cần thực hiện chuyển động của bạn, web và microphone sẽ ghi lại, tự động đồng bộ rồi chuyển vào nhân vật. 
  • Bên cạnh đó công nghệ máy học Sense AI sẽ hỗ trợ biến các video người thật, hay hình ảnh khuôn mặt thật thành các nhân vật hoạt hình rất độc đáo và mới lạ. 
Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 19
 

Pivot Animator

Pivot Animator là phần mềm cho phép người dùng tạo ra các hình ảnh động rất dễ dàng. Người không có năng khiếu hội họa cũng có thể tạo ra một bộ phim hoạt hình có thời lượng ngắn. Các thiết lập có sẵn trong công cụ như: kích thước, màu sắc, tốc độ, hình ảnh động,...

Giao diện của công cụ rất đơn giản, người mới có thể làm quen rất dễ dàng. Khi vào giao diện làm việc sẽ có một hình tượng đơn giản cùng những điểm chấm trên các bộ phận cơ thể. Bạn có thể dễ dàng di chuyển từng chút trong khung hình. 

Ứng dụng có sẵn bộ sưu tập nhân vật và rất nhiều ký tự có sẵn để người dùng dễ dàng lựa chọn theo sở thích. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tự tạo các ký tự riêng cho mình. 

Animator là gì? Các kỹ năng và phần mềm hỗ trợ Animator 20
Pivot Animator- phần mềm tạo ảnh động cho người mới bắt đầu - Ảnh: Internet

Học gì để trở thành Animator và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

Nếu bạn muốn trở thành một Animator chuyên nghiệp thì có thể tìm học các khóa đào tạo chuyên sâu như: Khóa học kỹ xảo hoạt hình 2D, 3D (2D, 3D Animation), khóa học kỹ xảo điện ảnh (Visual Effect ), thiết kế truyền hình (Broadcast Design).

Khóa học này sẽ trả lời cho bạn nghề Animator là gì một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Hướng bạn đi sâu vào trong tâm của nghề, đào tạo từ cơ bản đến nâng cao. 

Bạn sẽ biết được cách lên ý tưởng, viết kịch bản, thiết kế nhân vật cho đến tiến hành xây dựng mô hình. Cuối cùng là sắp xếp thành một chuỗi hình ảnh, video hoàn chỉnh.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ về Animator là gì? Hy vọng bạn có thể thực hiện được những đam mê của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Cuộc sống số của VOH để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!