Thừa vitamin D: Nguyên nhân, triệu chứng và tác hại

(VOH) – Vitamin D là chất cần được cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn bổ sung quá nhiều dẫn đến thừa vitamin D thì chúng lại trở thành chất có thể gây hại cho cơ thể.

Vitamin D đóng vai trò trong việc giữ cho các tế bào của cơ thể khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả. Đây là chất cần thiết để giúp xương phát triển, đặc biệt là ở trẻ em. Khi cơ thể thiếu vitamin D sẽ có thể gây ra các vấn đề về xương và cơ, rối loạn nội tiết tố... Song, nếu cơ thể thừa vitamin D cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề khác.

1. Thừa vitamin D do đâu?

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo được tìm thấy trong một số sản phẩm thực phẩm từ động vật và cũng được tổng hợp trong cơ thể con người thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

thua-vitamin-d-nguyen-nhan-trieu-chung-va-tac-hai-voh-0
Sử dụng thuốc bổ sung vitamin D không theo chỉ định bác sĩ là nguyên nhân hàng đầu gây thừa vitamin D (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không được nhận đủ vitamin D thông qua thực phẩm hay phơi nắng vào buổi sáng. Do đó, một số người đã tự ý bổ sung vitamin D thông qua các loại thuốc không được kê đơn từ bác sĩ, dẫn đến việc cơ thể bị dư thừa vitamin D, gây ngộ độc vitamin D.

2. Triệu chứng dư vitamin D trong cơ thể

Khi cơ thể bị dư thừa vitamin D, nó sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo, thông qua những triệu chứng bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Thường xuyên khát nước
  • Mất nước
  • Yếu cơ
  • Chóng mặt, mệt mỏi
  • Hay cáu gắt
  • Ù tai
  • Mất phương hướng
  • Huyết áp cao

3. Dấu hiệu thừa thừa vitamin D ở trẻ sơ sinh

Trẻ em trong giai đoạn sơ sinh rất cần được bổ sung đầy đủ vitamin D, nhưng liều lượng bổ sung như thế nào thì cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Nếu bạn lạm dụng quá nhiều vitamin D ở trẻ sơ sinh, sẽ gây ra những tác hại không mong muốn.

thua-vitamin-d-nguyen-nhan-trieu-chung-va-tac-hai-voh-1
Trẻ sơ sinh có thể bị thừa vitamin D nếu mẹ bổ sung không đúng cách (Nguồn: Internet)

Các dấu hiệu dư thừa vitamin D ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý. Một số hấu hiệu thường gặp là:

  • Trẻ bị nôn mửa
  • Chán ăn (bú)
  • Táo bón
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

4. Thừa vitamin D có sao không?

Tương tự như việc cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, thừa vitamin D cũng có thể khiến cơ thể bạn gặp phải một số vấn đến sức khỏe.

Dưới đây là những tác dụng phụ tiềm ẩn của việc cơ thể bị dư thừa vitamin D:

4.1 Ngộ độc vitamin D

Thông thường, khi bổ sung vitamin D (cả D2 và D3) điều sẽ làm tăng nồng độ máu. Tuy nhiên, vitamin D3 đã được phát hiện làm tăng nồng độ trong máu nhiều hơn rất nhiều so với D2.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi 100 IU vitamin D3 bạn tiêu thụ mỗi ngày sẽ làm tăng mức vitamin D trong máu của bạn lên trung bình 1 ng/ml (2.5 nmol/l) (1), (2). Và nếu bạn dùng vitamin D3 liều cao trong thời gian dài có thể sẽ dẫn đến tích tụ quá nhiều trong cơ thể.

Tình trạng nhiễm độc vitamin D xảy ra khi nồng độ máu trong cơ thể tăng lên trên 150ng/ml (375nmol/l). Ngộ độc vitamin D là sự tích tụ canxi trong máu, có thể gây buồn nôn và nôn, suy nhược cơ thể và đi tiểu thường xuyên.

Ngoài ra, độc tính vitamin D có thể dẫn đến đau xương và các vấn đề về thận, chẳng hạn như hình thành sỏi canxi.

4.2 Tăng huyết áp

Khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin D sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện sản sinh tế bào máu. Do đó, khi cơ thể bạn dư vitamin D có thể có thể sẽ làm tăng huyết áp, gây hại cho sức khỏe.

Xem thêm: Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm không phải ai cũng biết

4.3 Tăng nồng độ canxi trong máu

thua-vitamin-d-nguyen-nhan-trieu-chung-va-tac-hai-voh-2
Thừa vitamin D có thể khiến nồng độ canxi trong máu tăng cao (Nguồn: Internet)

Vì vitamin D là chất giúp chuyển hóa canxi, cho nên, nếu có quá nhiều vitamin D trong cơ thể sẽ làm tăng lượng canxi trong máu, gây ra các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, khát nước thường xuyên...

4.4 Buồn nôn, nôn và ăn kém

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng dùng quá nhiều vitamin D có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa và gây ra các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa.

Ngoài ra, vitamin D cũng là vitamin có thể giúp kiểm soát cơn đói, vì vậy, thừa vitamin D có thể khiến bạn chán ăn, ăn kém, dẫn đến suy dinh dưỡng,

4.5 Đau dạ dày, táo bón hoặc bị tiêu chảy

Táo bón và tiêu chảy là những tình trạng có thể xuất hiện khi cơ thể bạn dư thừa vitamin D. Không những vậy, hấp thu quá nhiều vitamin D còn có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa như trào ngược axit và viêm dạ dày, nguyên nhân là do những phản ứng nhất định trong dạ dày gây đau.

4.6 Loãng xương

Cung cấp đủ lượng vitamin D là rất quan trọng để duy trì xương chắc khỏe. Tuy nhiên, nếu cơ thể nhận quá nhiều vitamin D lại có thể gây hại cho sức khỏe của xương, cụ thể là bệnh loãng xương.

Thừa vitamin D có thể có thể dẫn đến lượng vitamin K2 trong máu thấp. Vitamin K có chức năng giữ canxi trong xương và đưa ra khỏi máu. Do đó, nếu hàm lượng vitamin D tăng cao có thể gây loãng xương do cản trở hoạt động của vitamin K2.

4.7 Suy thận

Việc hấp thụ quá nhiều vitamin D thường xuyên dẫn đến tổn thương thận. Có rất nhiều nghiên cứu đã báo cáo về những tổn thương thận từ trung bình đến nặng ở những người phát triển nhiễm độc vitamin D. (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9)

Có thể thấy vitamin D cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung chúng thông qua các thực phẩm giàu vitamin D trong bữa ăn hàng ngày như: cá hồi, cá trích, cá mòi, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, nấm... Không nên tự uống vitamin D một cách tràn lan mà cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa để không gây hại cho sức khỏe.