Thiết mộc lan được xem là một trong số những loài cây cảnh thân gỗ trồng trong nhà được yêu thích nhất vì vừa vượng phong thủy, vừa thanh lọc không khí vừa có giá trị thẩm mỹ. Cây thiết mộc lan có hoa và quả nhưng hiếm gặp, và chúng ta hoàn toàn có cách để kích cây ra hoa đấy, cùng khám phá bạn nhé!
1. Đặc điểm thiết mộc lan
1.1. Tên gọi thiết mộc lan
- Tên gọi khác: Phát lộc, phát tài, phất dụ thơm.
- Tên khoa học: Dracaena fragrans (Dracaena deremensis)
- Thuộc họ: Tóc tiên (Ruscaceae)
- Nguồn gốc: Tây Phi, Tanzania và Zambia.
1.2. Hình dáng thiết mộc lan
- Thân: Cây bụi thân gỗ, cột thẳng, khi trồng trong đất có thể cao tới 6m nhưng bị hạn chế nếu trồng trong chậu.
- Lá: hình nơ, thon, dài, màu xanh sẫm, bóng bẩy, có thể dài đến 1m, rộng 10cm. Phiến lá có sọc rộng màu nhạt hơn hoặc ngả sang màu vàng ở giữa.
- Hoa: Hoa mọc thành chùm dài, tỏa hương thơm, có màu trắng kết hợp nâu tím. Hoa thường nở rộ vào buổi sáng hoặc chiều tối.
- Quả: Quả tròn, chuyển màu từ xanh sang vàng, đỏ khi chín, mọc thành chùm và bóng bẩy.
1.3. Sức sống thiết mộc lan
- Thiết mộc lan có sức sống mạnh mẽ, chỉ cần dâm một cành nhỏ xuống đất cũng có thể phát triển tươi tốt thành cây lớn.
- Khi cây bị cắt ngang thì ở vị trí cắt đó sẽ mọc ra nhiều chồi hơn.
2. Thiết mộc lan thanh lọc không khí
Một trong số những ưu điểm nổi bật của thiết mộc lan so với những loại cây làm cảnh, cây phong thủy khác là nó có khả năng thanh lọc không khí.
Các chất độc hại như monoxide de carbone, benzene, formaldelyde, toluene,… có trong không khí sẽ được cây thiết mộc lan loại bỏ, mang lại không gian trong lành, tươi mát, giúp mọi người có sức khỏe tốt.
Xem thêm: Cây Ngũ Gia Bì - Ngoài lọc không khí còn những ý nghĩa phong thủy bạn không ngờ
3. Ý nghĩa thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan mang ý nghĩa là phát tài, phát lộc, sự may mắn và tiền bạc. Trồng trong nhà, trong văn phòng, phòng hội họp,… sẽ mang đến nhiều may mắn trong cuộc sống, sự thuận lợi trong công việc.
3.1. Thiết mộc lan hợp mệnh gì?
- Mệnh: Cây thiết mộc lan đại diện cho hành Mộc.
- Vị trí phong thủy: Nên trồng cây thiết mộc lan theo hướng Đông hoặc Đông Nam để thu hút tiền tài, sự may mắn.
3.2. Ý nghĩa phong thủy thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan với số lượng cành khác nhau sẽ là biểu tượng khác nhau về mặt phong thủy:
- 2 cành: Tình cảm thuận lợi, vạn sự như ý.
- 3 cành: Là biểu tượng của hạnh phúc.
- 5 cành: Sức khỏe dồi dào.
- 8 cành: Phát tài, phát lộc.
- 9 cành: Thời vận tốt, tài lộc dồi dào, hạnh phúc viên mãn.
3.3. Thiết mộc lan nở hoa là điềm gì?
Thiết mộc lan rất ít khi nở hoa, đặc biệt là khi được trồng trong chậu. Vì thế mỗi khi hoa thiết mộc lan nở chính là báo hiệu tài vận bủa vây, tiền tài sắp đến.
4. Cách trồng thiết mộc lan
4.1. Gieo trồng
Thiết mộc lan có 2 cách trồng là gieo hạt và bằng cành, trong đó bằng cành là cách thường được áp dụng nhất.
4.2. Ánh sáng
Thiết mộc lan không cần ánh sáng vẫn có thể sống tốt, tuy nhiên nếu thấy cây héo úa thì vẫn nên đem nó ra nắng một thời gian để cây xanh tốt trở lại.
4.3. Tưới nước
Thiết mộc lan ưa nước nhưng không cần tưới cây với tần suất dày đặc và nên thực hiện theo cách sau:
- Thời điểm tưới: Sáng sớm và chiều mát là thích hợp nhất.
- Tần suất tưới: 1 – 2 lần một tuần với cây trồng trong nhà.
4.4. Loại đất
Thiết mộc lan phù hợp với nhiều loại đất, nhưng cần đảm bảo các tiêu chí:
- Đất tơi xốp, dễ thoát nước.
- Đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình.
- Độ chua (pH) từ 5 – 6,5
4.5. Bón phân
Năm thứ nhất
- Sau khi trồng được 3 tháng: 50g phân lân.
- Sau khi trồng được 4 tháng: 100g NPK (20-20-15)
- Bón lót: 1kg phân hữu cơ và 50g vôi bột.
Năm thứ hai
- Đầu mùa mưa: 100g phân lân.
- Giữa mùa mưa: 500g NPK.
Năm thứ ba trở đi
- Đầu mùa mưa: 1 – 3kg phân hữu cơ.
- Nếu có thu hoạch lá thì bón 1kg phân ure sau khi thu hoạch.
Xem thêm: Trồng cây kim tiền trong văn phòng để giảm thiểu tác hại của thiết bị điện tử
5. Cách trồng thiết mộc lan bằng cành
Bằng cành là cách nhân giống thiết mộc lan đơn giản, nhanh chóng nhất từ cây mẹ, cách thực hiện cũng không phức tạp:
- Chặt một đoạn thiết mộc lan để nhân giống. Chiều dài tùy thuộc vào ý muốn, thông thường là 20 – 50cm.
- Dùng sơn chống thấm hoặc vôi bôi lên đầu cây để bảo vệ cây không bị ẩm ướt, mục nát, hư hỏng, đồng thời có thẩm mỹ hơn.
- Chuẩn bị giá thể gồm tro trấu hoặc dâm trực tiếp thiết mộc lan xuống đất và đợi cây ra lá, mọc rễ.
6. Cách trồng thiết mộc lan ra hoa
Thiết mộc lan rất hiếm ra hoa nhưng chúng ta có thể áp dụng cách sau để kích hoa cho cây:
- Đặt thiết mộc lan ngoài trời nắng cả ngày và không tưới nước để ức chế thân, gốc và lá cây.
- Đến sập tối (từ 18h30 – 19h30) lấy nước đá lạnh để vào chậu cây, cách gốc 10 – 15cm.
- Lập lại cách trên cho đến khi cây ra hoa thì tưới nước như bình thường.
Hoa thiết mộc lan có thể tươi và giữ được lâu lên đến 2 tháng và để cây nở hoa vào đúng dịp Tết bạn nên kích hoa từ Tết dương lịch.
7. Sâu bệnh thường gặp ở thiết mộc lan
Một trong những bệnh thường gặp ở cây thiết mộc lan là đốm trắng, vàng lá và thối thân, cách xử lý rất đơn giản:
- Cây thiết mộc lan bị đốm trắng: Dùng khăn ấm lau sạch đốm trắng, pha nước muối xịt lên lá.
- Cây thiết mộc lan bị thối thân: Khi phát hiện phần thân nào của thiết mộc lan bị thối bạn cắt bỏ và bôi vôi vào vị trí đó.
- Cây thiết mộc lan bị vàng lá: Cắt tỉa những lá vàng và đem cây thiết mộc lan ra nơi có ánh nắng, thông thoáng khoảng 1 tuần để cây xanh tốt trở lại.
Xem thêm: Trồng cây phát lộc trong văn phòng thu hút nguồn năng lượng tích cực, tài lộc phấp phới
8. Một số hình ảnh về thiết mộc lan
8.1. Cây thiết mộc lan gốc to
8.2. Hoa thiết mộc lan
8.3. Quả cây thiết mộc lan
Thiết mộc lan là một loài cây đẹp, dễ trồng và chăm sóc, lại có thể giúp thanh lọc không khí mang đến sự trong lành cho căn nhà, văn phòng. Hãy trồng một cây thiết mộc lan để vượng phong thủy, tài vận bạn nhé!
Nguồn ảnh: Internet
Xem thêm: