Mệnh danh là cây phong thủy giúp gia chủ hút nguồn năng lượng tích cực, phát tài, phát lộc, cây phát lộc là một loại cây để bàn, trồng trong nhà và nơi làm việc được yêu thích nhất. Với hình dáng như một cây trúc, có nhiều đốt, lá nho nhỏ, xinh xinh, cây phát lộc còn mang giá trị thẩm mỹ. Hôm nay, chúng ta cùng khám phá về loài cây này nhé!
1. Đặc điểm cây phát lộc
1.1. Tên gọi cây phát lộc
- Tên thường gọi: Cây tre may mắn, trúc may mắn, cây phất dụ.
- Tên tiếng anh: Lucky bamboo.
- Tên khoa học: Dracaena sanderiana.
1.2. Hình dáng cây phát lộc
- Thân: Cây phát lộc có thân thẳng, nhiều đốt, mỗi đốt đều mang mầm sinh trưởng, bên trong rỗng, mềm dẻo, dễ uốn cong.
- Lá: Lá thon dài, xanh bóng, trên lá có nhiều đường gân màu vàng, trắng hoặc xanh sẫm.
Xem thêm: Trồng cây kim tiền trong văn phòng để giảm thiểu tác hại của thiết bị điện tử
2. Cây phát lộc có độc không?
Là một loại cây cảnh thường được trồng trong nhà để trang trí nhưng có một điều ít ai biết là cây phát lộc thải ra một lượng độc nhẹ. Tuy nó không gây ảnh hưởng lớn nhưng tốt nhất nên trồng nó ở xa trẻ em và thú cưng.
3. Ý nghĩa cây phát lộc trong phong thủy
Cây phát lộc là một loại cây cảnh tượng trưng cho may mắn, sức khỏe và thịnh vượng. Là một loại cây thu hút năng lượng tích cực giúp gia đình êm ấm hạnh phúc, sự nghiệp thăng tiến.
3.1. Cây phát lộc hợp mệnh gì?
Cây phát lộc là một loại cây phong thủy và bạn có thể chọn màu sắc chậu để phù hợp với mệnh của mình:
- Mệnh Kim: Chậu màu vàng, cam, nâu hoặc trắng.
- Mệnh Mộc: Chậu màu đen hoặc xanh.
- Mệnh Thủy: Chậu màu trắng hoặc đen.
- Mệnh Hỏa: Chậu màu xanh, đỏ hoặc hồng.
- Mệnh Thổ: Chậu màu đỏ, hồng hoặc vàng.
3.2. Cây phát lộc nên để ở đâu?
Là một loại cây trang trí, cây phát lộc thường được để ở bàn làm việc và trên bàn thờ. Và bạn có thể thay đổi hướng của nó cho phù hợp phong thủy theo cách sau:
- Phía Đông: Đặt cây phát lộc ở phía Đông được cho là tốt nhất, hướng này sẽ giúp bạn có sức khỏe dồi dào, tinh thần sảng khoái, vui vẻ.
- Phía Đông Nam: Kêu gọi sự giàu có, may mắn.
- Phía Bắc: Thăng tiến trong sự nghiệp.
Xem thêm: Cây Ngọc Bích - Ý nghĩa và cách chăm sóc cây đúng kỹ thuật
4. Cách trồng cây phát lộc
Cây phát lộc có sức sống mạnh mẽ, vừa có thể phát triển tốt trong nước, vừa có thể trồng được trong đất.
4.1. Cách trồng cây phát lộc trong nước
Chọn chậu, chọn đá
Để tăng giá trị thẩm mỹ bạn nên chọn chậu thủy tinh trong suốt, bên trong rải đá sỏi, đá có thể chọn nhiều màu sắc theo ý muốn nhưng thường được chọn màu trắng.
Nước trồng
Cây phát lộc khá kén nước, nước trồng quá bẩn hoặc nhiều hóa chất cây cũng không chịu được và chết dần, dưới đây là một số lưu ý:
- Trong nước máy có chứa clo và các chất hóa học khác nên tốt nhất bạn hãy bơm rồi để nước máy qua đêm để khí clo bay hơi hết sau đó mới thay nước cho cây phát lộc. Hoặc có thể dùng nước đóng chai để thay.
- Tấn suất: Tần suất thay nước cho cây là 1 tuần 1 lần.
Phân bón
Loại phần phù hợp với cách trồng cây phát lộc trong nước là dạng dung dịch hoặc bạn tìm mua loại phân bón chuyên biệt dành cho nó.
Tần suất bón phân: Một tháng một lần, mỗi lần chỉ nên bón ít hơn một giọt dung dịch.
Cây phát lộc càng khỏe mạnh rễ của nó càng đỏ, do đó bạn đừng phát sốt khi thấy hiện tượng này nhé!
Xem thêm: Phương pháp trồng và chăm sóc trầu bà luôn xanh tươi mát mắt trong đất và trong nước
4.2. Cách trồng cây phát lộc trong đất
Ngoài trồng trong nước, cây phát lộc còn được trồng trong đất, cây vẫn phát triển tươi tốt.
Ánh sáng
Cây phát lộc thích nghi với điều kiện ánh sáng đa dạng. Dù trong môi trường nhiều sáng hoặc không có ánh sáng cây vẫn sống tốt trong thời gian dài. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý một số điều sau để cây được tươi tốt nhất:
- Ánh nắng trực tiếp: Nếu có ánh sáng trực tiếp chiếu vào lá cây phát lộc dễ bị cháy xém.
- Dấu hiệu thiếu sáng: Khi lá héo úa, thân giãn thì đem phơi nắng để cây tươi tốt trở lại.
Nhiệt độ
Cây phát lộc chịu được nóng, nhiệt độ phù hợp với nó là từ 26 – 40 độ C. Cực phù hợp với thời tiết khí hậu ở Việt Nam.
Loại đất
Cây phát lộc thích đất màu mỡ, thoát nước tốt.
Cây ưa nước nhưng không chịu ngập úng, do đó phải thường xuyên quan sát để đảm bảo đất trồng ẩm nhưng không được quá ướt.
Tưới nước
Tần suất tưới: Không cần tưới quá thường xuyên và tưới nước đủ ngập bộ rễ khi thấy đất khô.
4.3. Sâu bệnh
Một số sâu bệnh thường gặp ở cây phát lộc và cách giải quyết:
- Rễ màu đen: Khi cây xuất hiện rễ màu đen bạn hãy cắt bỏ phần rễ đó.
- Lá thối, héo úa: Để cây tươi tốt, đẹp bạn chỉ việc cắt bỏ những chiếc lá này.
- Lá màu vàng: Xuất hiện lá màu vàng nghĩa là cây đang dư phân bón và nhiều nắng hãy điều chỉnh lại và đưa nó vào bóng râm.
- Tảo: Rất đơn giản, khi thấy tảo bạn hãy đi thay nước cho cây.
4.4. Nhân giống
Trong các đốt của cây phát lộc đều mang mầm sinh trưởng. Do đó nếu muốn nhân giống cây bạn chỉ cần cắt lấy một đốt và đem đi trồng.
Xem thêm: Nhờ trồng cây lan bình rượu, người tuổi Hợi, người mệnh Thủy gặp nhiều may mắn, tài vận hiển hách
5. Cách uốn cây phát lộc
Cây phát lộc có thân dẻo, nhiều đốt nên thường được uốn cong, thắt, bện để tạo kiểu. Ở Lâm Đồng (Di Linh) và Bình Dương là nơi có những nghệ nhân cây cảnh làm việc này.
Việc uốn cây phát lộc tại nhà đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu, tốn thời gian nhưng bạn vẫn có thể làm được. Và không giống những loại cây khác, cây phát lộc không được uốn bằng kẽm mà nhờ vào ánh sáng. Đặt một nguồn sáng ở nơi bạn muốn cây phát lộc mọc về phía đó và thường xuyên xoay chuyển vị trí cây để cây mọc theo ý muốn.
Cây phát lộc phát triển rất nhanh, do đó đến khi cây đạt được hình dáng đẹp như bạn muốn thì bạn bôi dung dịch parafin lên những chỗ được cắt tỉa để ngăn việc cây phát triển.
6. Một số hình ảnh về cây phát lộc
Phát lộc là một loại cây có hình dáng bắt mắt, dễ trồng lại có giá trị phong thủy, mang lại nhiều năng lượng tích cực. Hãy trồng một cây phát lộc trong nhà, trên bàn làm việc để thu hút tài vận bạn nhé!
Nguồn ảnh: Internet
Xem thêm: