Trứng gà vốn là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Những tác dụng của trứng gà cũng được ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, một số người thường loại bỏ trứng ra khỏi chế độ ăn uống hoặc hạn chế thực phẩm này. Vậy ăn nhiều trứng gà là tốt hay xấu?
1. Ăn nhiều trứng gà có tốt không?
Trên thực tế, muốn biết ăn nhiều trứng gà có tốt không, bạn cần phải biết thành phần dinh dưỡng của trứng gà gồm có những gì.
Các nghiên cứu ghi nhận, trong một quả trứng gà chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như protein, các vitamin và khoáng chất. Thành phần dinh dưỡng cụ thể trong 100g trứng gà như sau:
- Năng lượng: 166 Kcal
- Protein: 14.8g
- Lipid: 11.6g
- Glucid: 0.5g
- Canxi: 55mg
- Sắt: 2.7mg
- Cholesterol: 470mg
Thành phần dinh dưỡng của trứng gà tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng. Lòng trắng có chứa chủ yếu là nước, có khoảng 10% là đạm và chất khoáng.
Ngoài ra, trứng gà còn chứa chất béo lecithin tham gia vào thành phần tế bào và dịch thể của các tổ chức trong cơ thể, giúp điều hòa lượng cholesterol có trong máu, hạn chế quá trình tổng hợp cũng như bài tiết cholesterol ra khỏi cơ thể.
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, trứng gà là thực phẩm cần thiết và phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em và người già. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều thực phẩm khác, ăn trứng gà quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Dựa vào thành phần dinh dưỡng có thể thấy, ăn trứng gà ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì đồng thời nó cũng đưa vào cơ thể một lượng cholesterol khá lớn.
Lượng cholesterol trong một quả trứng gà là 220mg, trong khi các nhà khoa học đã cảnh báo, cơ thể chúng ta không nên hấp thu quá 300mg cholesterol mỗi ngày. Vì thế, tốt nhất bạn không nên ăn quá 2 quả trứng gà một ngày và không ăn quá 3 quả trứng gà trong 1 tuần.
2. Một số tác hại của trứng gà khi ăn quá nhiều
Trứng gà là thực phẩm lành mạnh có thể được đưa vào trong chế độ ăn uống hàng ngày, tuy nhiên qua trứng gà quá nhiều là không nên vì chúng có thể:
2.1 Làm tăng mức cholesterol trong cơ thể
Như đã nói, mỗi ngày bạn không nên nạp quá 300mg cholesterol vào cơ thể. Một quả trứng chứa hơn 200mg cholesterol, ăn quá nhiều trứng khiến mức cholesterol vượt quá mức cho phép, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. (1)
Xem thêm: 3 thời điểm cơ thể tự tổng hợp cholesterol xấu mà bạn không hay biết
2.2 Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tiêu thụ quá nhiều quả trứng một ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (2). Trong trứng gà có chứa chất béo, ăn quá nhiều chất béo có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, cụ thể là làm tăng kháng insulin và tăng lượng đường trong máu.
Do đó, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tốt nhất bạn nên cắt giảm lượng tiêu thụ trứng gà trong bữa ăn hàng ngày.
2.3 Gây đầy hơi
Một tác hại khác của việc ăn quá nhiều trứng gà là chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như đầy hơi hoặc đau bụng. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận cụ thể về tác dụng phụ này của trứng.
Ngoài ra, những người bị bệnh tăng huyết áp hoặc xơ hóa động mạch vành cũng không nên ăn quá nhiều trứng gà trong ngày.
Xem thêm: Cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm không phải ai cũng biết
2.4 Tăng nguy cơ suy gan
Việc ăn quá nhiều sẽ nạp một lượng lớn chất protein, lipit, gluxit, vitamin, protit và các khoáng chất khác trong trứng gà sẽ làm tăng men gan trong cơ thể, tích tụ trong gan làm gia tăng nguy cơ xơ gan và suy gan.
2.5 Tăng nguy cơ béo phì
Nhiều bậc cha mẹ thường hay chiều con, cho trẻ ăn quá nhiều trứng dẫn đến tình trạng gan bị nhiễm mỡ. Ngoài ra trứng là thực phẩm giàu protein nên khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng mỡ, làm cho cơ thể không kiểm soát được cân nặng và dễ bị béo phì.
3. Nên ăn bao nhiêu trứng gà là tốt?
Như đã nói, trứng gà vẫn là một thực phẩm lành mạnh và an toàn nếu bạn tiêu thụ chúng trong giới hạn cho phép. Cho nên, thay vì hỏi ăn trứng nhiều có tốt không thì bạn nên tìm hiểu ăn trứng như thế nào là vừa đủ cho từng đối tượng. Điều đó sẽ giúp bạn có chế độ ăn hợp lý hơn.
Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà nhu cầu sẽ khác nhau.
- Trẻ trên 6 - 7 tháng tuổi, mỗi lần ăn 1/4 lòng đỏ trứng gà vào xoong bột và 3 lần/tuần.
- Trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi cho ăn ½ lòng đỏ trứng gà, hoặc 2 quả trứng chim cút mỗi bữa
- Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa/ tuần.
- Người lớn chỉ nên ăn 3 quả trứng mỗi tuần.
- Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao chỉ nên ăn 1 - 2 quả trứng mỗi tuần.
- Người có lượng cholesterol máu thấp, trứng lại rất tốt để cải thiện. Những người này có thể ăn mỗi ngày 1 quả trứng trong 2 tháng sau đó đi kiểm tra lại lượng cholesterol. Nếu vẫn thấp ăn thêm trứng, nếu đủ nên giảm bớt tuần chỉ ăn 2 – 3 quả trứng.
Ngoài ra, khi sử dụng trứng gia cầm trong chế biến bạn nên hạn chế lòng đỏ, tăng lòng trắng trứng sẽ tốt hơn cho cơ thể. Lòng trắng trứng thường không chứa cholesterol và cũng chứa một số chất cần thiết cho sự phát triển cũng như hoạt động của cơ bắp.
4. Những lưu ý khi sử dụng trứng
Để tránh các tác hại của trứng gà mang lại thì khi sử dụng cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Khi chế biến trứng thành trứng luộc hay trứng chiên thì không nên nấu quá kỹ vì sẽ làm giảm chất dinh dưỡng của trứng.
- Không nên ăn trứng để qua đêm.
- Không nên uống trà sau khi ăn trứng vì sẽ làm cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu.
- Không nên kết hợp đậu nành với trứng vì sẽ làm giảm quá trình hấp thu chất.
- Không nên hoặc hạn chế ăn trứng sống vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Sau khi ăn trứng thì không nên uống thuốc kháng viêm vì có thể sẽ ảnh hưởng dạ dày.
Như vậy, trứng gà là thực phẩm cần thiết trong chế độ dinh ăn uống để cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, trứng gà cũng có thể gây ra những ảnh xấu cho cơ thể nếu bạn chúng quá nhiều. Vì thế, hãy chú ý đến lượng trứng tiêu thụ mỗi ngày bởi nó mới chính là yếu tố quan trọng đến nhận định ăn nhiều trứng có tốt không?!