Có thể nói dâu tây được biết đến như “hoa khôi” trái cây của khu vực ôn đới, luôn cần chăm sóc kĩ lưỡng và “nâng niu” nhẹ nhàng. Chính vì lý do đó mà dâu tây vẫn luôn là một trong những thức quà cực quý.
1. Đặc điểm của quả dâu tây
Dâu tây (tên khoa học: Fragaria) hay còn gọi là dâu đất, khởi nguồn từ vùng đất châu Mỹ, tuy nhiên vào thế kỉ 18, người châu Âu đã tìm kiếm và lai tạo thành giống dâu tây được trồng rộng rãi ngày nay.
Để trồng cây dâu tây cần lựa chọn loại đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu ôn đới, mát lạnh, nhiệt độ từ 10 – 25 độ C. Tại Việt Nam, dâu tây được trồng phổ biến ở các vùng cao nguyên như Đà Lạt hay Mộc Châu, thu hoạch chủ yếu vào khoảng thời gian xuân hè từ khoảng tháng 2 kéo dài đến tháng 5.
2. Dâu tây có tác dụng gì?
Tuy vẻ ngoài nhỏ bé là vậy, nhưng quả dâu tây lại “mang trong mình” lượng vitamin C và các hoạt chất chống oxy hóa dồi dào. Chính vì vậy, dâu tây được coi là “thần dược” với khá nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe cũng như cải thiện sắc đẹp:
- Tăng cường sức khỏe tim mạch
- Cải thiện trí nhớ
- Phòng chống ung thư
- Kiểm soát đường huyết
- Tốt cho hệ tiêu hóa
- Duy trì xương chắc khỏe
- Hỗ trợ giảm cân
- Cải thiện độ đàn hồi của da
- Ngăn chặn rụng tóc
3. Bà bầu ăn dâu tây có tốt không?
Vào thời kì mang thai, khẩu vị của các mẹ bầu luôn có sự thay đổi, thường xuyên có cảm giác thèm chua. Nếu các chị em bổ sung thêm trái dâu tây trong giai đoạn dưỡng thai thì không chỉ “đánh bay” cơn nghén mà còn lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Dưới đây là một số công dụng từ quả dâu tây mẹ đừng bỏ qua nhé:
- Bảo vệ tim mạch
- Ngăn ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm
- Tăng cường sức đề kháng
- Hạn chế dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Xem thêm: Không chỉ giúp 'đã thèm' bà bầu ăn dâu tây còn nhận được những lợi ích tuyệt vời
4. Bé ăn dâu tây được không?
Loại trái cây đỏ mọng như dâu tây thường có “sức hút” đặc biệt với các bạn nhỏ, khi con đủ 1 tuổi trở lên, mẹ hoàn toàn có thể thêm dâu tây trong các bữa ăn dặm để cải thiện sức khỏe của bé:
- Hạn chế mắc các bệnh ốm vặt
- Bổ sung chất chống oxy hóa
- Thúc đẩy phát triển hệ vận động
Đặc biệt mẹ hãy quan sát bé khi ăn, để kịp thời kiểm soát tình trạng hóc nghẹ hay dị ứng dâu tây nhé.
Xem thêm: Những lý do để mẹ cho bé 'măm' dâu tây, cùng cách ăn an toàn giúp bé không bị hóc nghẹn
5. Ăn dâu tây nhiều có tốt không?
Với người bình thường, cần lưu ý rằng mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 200g dâu tây, tương đương khoảng 8 trái dâu tây. Bên cạnh đó, nếu đang điều trị một số bệnh lý dưới đây, bạn nên hạn chế ăn dâu tây để không mắc phải những tác dụng phụ:
- Các vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày hay co thắt đại tràng.
- Có tiền sử dị ứng.
Xem thêm: Thích trái dâu tây đến ‘liêu xiêu’ nhưng đừng vô tư ăn kẻo họa lại ‘ập tới’!
6. Hướng dẫn cách chọn dâu tây ngon và bảo quản
Giống như việc chọn mua bất cứ loại trái cây nào, khi có ý định “rước” trái dâu tây về nhà, bạn cần phải nằm lòng những tiêu chí quan trọng sau để tránh chọn phải trái kém chất lượng:
- Chọn mua trái còn cuống xanh, không biến dạng, có kích thước vừa phải, không cần quá to nhưng cũng không nên quá nhỏ.
- Nên lựa quả vẫn còn mùi thơm tự nhiên.
Khi đem về sử dụng, nên ăn tới đâu ngâm rửa nước muối tới đó, tránh trường hợp dâu tây nhũn chín và hỏng. Tốt nhất nên để trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng khoảng thời gian từ 1 – 2 ngày.
7. Các món ngon từ dâu tây
Dâu tây vốn nổi tiếng là nguyên liệu “siêu chất” của rất nhiều món ăn hấp dẫn trong thế giới ẩm thực. Ngay trong căn bếp của gia đình, bạn có thể “lăn xả” nấu những món ngon sau:
- Dâu tây bọc socola
- Mứt dâu tây
- Bánh flan dâu tây
- Kem dâu tây
- Salad dâu tây
8. Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tây
Quả dâu tây hoàn toàn không chứa cholesterol, cung cấp các khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin C, kali, chất xơ và chủ yếu là đường fructose.
Gần đây thì nhiều hộ gia đình cũng đã tự trồng cây dâu tây và thu hoạch trong “khu vườn” của mình. Tuy nhiên nếu quyết định muốn chăm bón một cây dâu tây thì bạn cần cân nhắc lựa chọn khoảng không gian thật hợp lý nhé.
Ngoài ra, có thể bạn chưa biết, phần quả dâu tây mà chúng ta vẫn thường ăn thực chất chỉ là phần đế hoa dâu tây phát triển lên. Các chấm nhỏ trắng vàng nhỏ li ti bao bọc bên ngoài mới chính là phần quả dâu tây thật đấy.
Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g dâu tây được tính toán như sau:
- Calo: 32
- Nước: 91%
- Chất đạm: 0.7 g
- Carb: 7.7 g
- Đường fructose: 4.9 g
- Chất xơ: 2 g
- Chất béo: 0.3 g
Có thể thấy trái dâu tây đem đến lợi ích “trên cả tuyệt vời” cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, để dâu tây luôn là “người bạn tốt”, bạn hãy lưu ý ăn dâu tây một lượng vừa đủ và nhớ chủ động theo dõi sức khỏe để phòng tránh những tác dụng phụ nguy hiểm nhé.