Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

12 tác dụng của nho khô cho sức khỏe và sắc đẹp

(VOH) – Ăn nho khô giúp ngăn ngừa táo bón, thiếu máu, chống lão hóa và rất nhiều những lợi ích khác. Cùng tìm hiểu tất cả những tác dụng của nho khô đối với sức khỏe và sắc đẹp trong bài viết sau.

1. Nho khô là gì?

Nho khô (mứt nho, mứt nho khô) là những quả nho được sấy khô để làm mứt ăn vặt ngày thường hoặc trong ngày Tết. Đây là một loại thực phẩm khá thông dụng ở các nước Anh, Úc, Canada... và Việt Nam.

Nho khô thường có có màu vàng, nâu, tím tùy theo loại, được phơi khô dưới ánh nắng hoặc dùng máy khử nước thực phẩm.

tac-dung-cua-nho-kho-voh-6
Các loại nho khô thường gặp

Đa số mứt nho khô thường được sử dụng trong các món như:

  • Salad
  • Trộn vào yến mạch
  • Ăn cùng với sữa chua
  • Trộn với granola và ngũ cốc.

Ngoài ra bạn cũng có thể thêm nho khô vào bánh mì hoặc bánh quy để nướng. Mặc dù là loại thực phẩm có kích thước nhỏ nhưng giá trị dinh dưỡng mang lại cho sức khỏe rất nhiều, chúng nhiều chất xơ, giàu năng lượng, vitamin và các khoáng chất khác.

Thực tế nho khô có vị ngọt tự nhiên, nhiều đường và calo nên khi ăn cần phải có chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo sức khỏe.

2. 10 tác dụng của nho khô

Nho khô được biết đến là “liều thuốc” của tuổi trẻ và sắc đẹp. Ngoài ra, chúng còn mang lại rất nhiều những lợi ích cho sức khỏe. Theo trang Naturalnews, ăn nho khô sẽ nhận được 10 lợi ích tuyệt vời dưới đây:

2.1 Chống lão hóa

Bổ sung nho khô vào chế độ ăn sẽ giúp các chị em có được làn da rạng rỡ và trẻ trung. Tác dụng của nho khô là giúp bảo vệ làn da khỏi lão hóa và các ảnh hưởng do gốc tự do gây ra nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, collagen có trong nho khô cũng làm tăng tính đàn hồi cho da, giữ da không bị chảy xệ.

10-tac-dung-cua-nho-kho-cho-suc-khoe-va-sac-dep-voh

Nho khô có tác dụng chống lão hóa da (Nguồn: Internet)

2.2 Giảm thiếu máu

Nho khô giàu vitamin B, đồng và sắt. Những chất dinh dưỡng này đều rất quan trọng cho sự hình thành hồng cầu. Chính vì thế, lợi ích của nho khô là giúp điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời đẩy nhanh quá trình đông máu trong việc làm lành vết thương.

2.3 Tốt cho người bị tim mạch, huyết áp, tiểu đường

Nho khô thuộc nhóm thực phẩm thích hợp cho người bị bệnh mạch vành, cao huyết áp nhờ tác dụng lợi tiểu và bổ sung khoáng tố kalium. Những người từ độ tuổi 40 trở lên nên thường xuyên ăn nho khô để ổn định huyết áp.

Đặc biệt, nho khô được phát hiện có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim, góp phần cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân bị tiểu đường.

2.4 Trị táo bón

Một công dụng khác của nho khô là giúp trị táo bón vì chứa nhiều chất xơ. Chất xơ giúp dạ dày và ruột hoạt động hiệu quả, thức ăn được tiêu hóa tốt, không vón cục. Ngoài ra, magie có trong nho khô cũng giúp nâng cao nhu động ruột, kích thích quá trình tiêu hóa trơn tru hơn.

2.5 Giúp tăng cân

Đây có thể xem là công dụng đáng chú ý nhất khi nói đến tác dụng của nho khô. Nho khô rất giàu glucose và fructose nên có thể giúp cung cấp nhiều năng lượng. Ăn nho khô giúp bạn tăng cân nhưng không làm tăng nồng độ cholesterol trong máu.

10-tac-dung-cua-nho-kho-cho-suc-khoe-va-sac-dep-1-voh

Với những người đang muốn quản lý trọng lượng ăn nho khô là một giải pháp tốt (Nguồn: Internet)

Mặt khác, khi tiêu thụ ở mức độ thích hợp, kết hợp tập thể dục đều đặn, nho khô có thể trợ giúp trong việc giảm cân nhờ giàu chất xơ nên giữ cho bạn được no lâu.

1.6 Ngừa nhiễm trùng

Khi nói đến công dụng của nho khô, một trong những công dụng được biết đến của loại thực phẩm này là điều trị nhiễm trùng. Nho khô chứa dinh dưỡng thực vật polyphenolic – chất chống oxy hóa chống viêm nên có tính chất kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm nguy cơ sốt.

2.7 Tốt cho mắt

Chất polyphenolic cũng là giúp giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, vì chúng bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực liên quan đến tuổi tác. Nho khô cũng chứa nhiều vitamin A, A-carotenoid và beta carotene nên rất tốt cho đôi mắt.

2.8 Ngừa sâu răng

Ăn nho khô thường xuyên giúp cho răng và nướu luôn chắc khỏe. Axit oleanolic có trong nho khô có khả năng ngăn ngừa mảng bám và sâu răng. Nho khô còn có đặc tính chống nhiễm khuẩn và giàu canxi giúp cho răng luôn chắc khỏe.

2.9 Tốt cho xương

Tiêu thụ nho khô cũng là cách giúp cung cấp canxi cho cơ thể. Canxi tốt cho sức khỏe của xương vì nó giúp ngăn ngừa tình trạng viêm khớp và bệnh Gout.

2.10. Giúp tóc khỏe

Một trong những lợi ích của nho khô là giúp tóc khỏe hơn. Nho khô giàu vitamin C và sắt giúp tăng cường hấp thu khoáng chất, cung cấp dinh dưỡng cho tóc. Để mái tóc luôn khỏe mạnh, óng mượt bạn có thể ăn nho khô thường xuyên.

Ngoài việc ăn nho khô thì uống nước nho khô sau khi ngâm cũng mang lại cho bạn rất nhiều những lợi ích sức khỏe khác như: hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, xử lý hơi thở có mùi, giải độc gan, cung cấp năng lượng cho cơ thể...

2.11. Cải thiện sinh lý ở nam giới

Nhờ lượng đường tự nhiên trong nho khô nên khi ăn sẽ giúp giải phóng vô số năng lượng và hữu ích trong việc điều trị chứng rối loạn cương dương ở nam giới.

Hơn nữa nho khô còn có thể giúp cải thiện sức khỏe và khả năng hoạt động của tinh trùng, hỗ trợ điều trị bệnh vô sinh.

2.12 Chăm sóc da và tóc khỏe mạnh

Chất resveratrol trong nho khô có tác dụng loại bỏ các tế bào độc hại khỏi máu và giúp thanh lọc máu. Ngăn ngừa các tác nhân gây hại tế bào da, loại bỏ nếp nhăn và ngăn da bị chảy xệ.

Ngoài ra nho khô còn có thể giúp duy trì mái tóc được khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề về tóc như rụng tóc, bong tróc, gàu và ngứa da đầu.

3. Cách ăn nho khô

Nho khô có thể ăn trực tiếp mà không cần phải chế biến nhưng để đa dạng hương vị thì bạn cũng có thể dùng nho khô trong nhiều món ăn khác nhau. Nho khô có thể chế biến thành món mặn hoặc món tráng miệng tùy theo sở thích của bạn.

Dưới đây là một số cách chế biến nho khô mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

  • Kết hợp nho khô và bột yến mạch để bữa ăn sáng lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng.
  • Thêm nho khô vào bất kỳ bánh ngọt nào để tăng thêm phần hương vị cho bánh. 
  • Salad gà với nho khô và táo ngọt.
  • Nho khô là sự bổ sung tuyệt vời cho công thức granola, vừa thơm ngon và bổ dưỡng.
  • Bánh nướng xốp bí ngô, nho khô và hạt lanh.

4. Ăn nhiều nho khô có tốt không ?

Mặc dù là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng ăn nho khô nhiều quá mức cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Nho khô không được xem là món ăn nhẹ tốt nhất vì nó chứa khá nhiều đường và calo.

Những người đang muốn giảm cân, hạn chế nạp những thực phẩm giàu calo thì không nên ăn nho khô vì nó sẽ khiến cơ thể tăng cân ngoài ý muốn.

Việc ăn nhiều nho khô quá mức sẽ khiến cơ thể nạp 1 lượng lớn chất xơ hòa tan. Nạp quá nhiều chất xơ sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị khó chịu, dẫn đến tình trang đầy hơi và nặng hơn có thể là tiêu chảy. 

Trẻ nhỏ không nên ăn nho khô thì đây là loại thực phẩm có kích thước nhỏ, nếu nhai không kỹ và nuốt nguyên quả thì dễ gây tình trạng nghẹt thở ở trẻ. Vì thế chỉ nên cho trẻ ăn nho tươi thay vì nho khô.

Ngoài ra nếu quá trình sơ chế làm không kỹ thì nho khô cũng chứa một lượng nhỏ thuốc trừ sâu bên ngoài vỏ, điều này sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe của bạn và gây hại cho sức khỏe gan.

5. Cách làm nho khô tại nhà

Nếu không thích ăn các loại nho khô ở bên ngoài thì bạn cũng có thể tự làm nho khô tại nhà một cách đơn giản với  các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một ít nho tươi.
  • Bước 2: Loại bỏ các cuống cây to.
  • Bước 3: Rửa sạch nho qua nước muối loãng rồi rửa lại sơ với nước 1 lần nữa xong để ráo.
  • Bước 4: Chuẩn bị 1 cái khay, xếp nho lên trên và đem đi phơi nắng. Lưu ý: nên dùng những cái khay có lỗ thoát hơi để nho khô nhanh hơn.
  • Bước 5: Nếu 1 mặt nho đã khô thì lật lại để nho được khô đều.

Phơi bên ngoài tầm 2 - 3 ngày là có thể đem vào cất trong hủ kín để bảo quản và thưởng thức.

6. Giá trị dinh dưỡng trong quả nho khô

Về giá trị dinh dưỡng, nho khô được xem là một món ăn hữu ích cho sức khỏe vì rất ít chất béo nhưng lại sinh nhiều năng lượng, dễ bảo quản. Ngoài ra, nho khô cũng là thực phẩm giàu chất xơ, sắt, magie,... cùng nhiều vitamin khác. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong nho khô được thống kê như sau:

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Năng lượng

299 Kcal

Chất béo

0.46 g

Chất đạm

3.07 g

Carbohydrate

79 g

Chất xơ

3.7 g

Canxi

50 mg

Magie

32 mg

Photpho

101 mg

Kali

749 mg

Natri

11 mg

Vitamin C

2.3 mg

Vitamin B3

0.7 mg

Vitamin E

0.12 mg

Vitamin K

3.5 µ

Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g nho khô

Trên đây là 10 công dụng của nho khô, hi vọng với những thông tin vừa chia sẻ ở trên sẽ mang đến những kiến thức bổ ích, giúp bạn có thêm một món ăn vặt vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.

Bình luận