Củ cải trắng giàu chất xơ, protein, carbs, vitamin C, axit folic, canxi, magie, kali, đồng.... nên ăn củ cải trắng sẽ giúp ngăn ngừa ung thư, giảm đau, giảm táo bón, giảm cân, phòng ngừa thiếu máu, duy trì chức năng gan, thận và một số loại ung thư. Nhưng dù tốt đến đâu thì đây cũng là loại thực phẩm không nên ăn nhiều.
1. Những tác hại của củ cải trắng đối với sức khỏe
Củ cải trắng còn được biết đến như một loại “nhân sâm mùa đông” vì chứa rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích, củ cải trắng cũng tiềm ẩn khá nhiều mối nguy hại cho sức khỏe khi bạn lạm dụng thực phẩm này.
Theo các nghiên cứu khác nhau, ăn nhiều củ cải trắng bạn có thể sẽ phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe sau đây:
1.1 Rối loạn tiêu hóa
Củ cải trắng có khả năng gây kích thích tiêu hóa để cơ thể hấp thu dưỡng chất cũng như đẩy nhanh quá trình tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chính vì có thể kích thích tiêu hóa nên khi ăn củ cải trắng quá nhiều, bạn dễ gặp phải các vấn đề như đau bụng, đi ngoài nhiều, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là suy giảm sức khỏe.
1.2 Tiểu gắt
Bà bầu ăn củ cải trắng có thể giúp bổ sung các dưỡng chất cho thể khỏe mạnh, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều lại dẫn đến tác dụng phụ đó là rơi vào tình trạng tiểu gắt. Đây là vấn đề sức khỏe cần được lưu tâm ở phụ nữ mang thai vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
1.3 Suy giảm tuyến giáp
Củ cải trắng có chứa chất goitrogenic nên những người có vấn đề về tuyến giáp phải hạn chế ăn loại thực phẩm này vì nó có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.
1.4 Mất nước
Ăn quá nhiều củ cải trắng có thể khiến bạn bị mất nước do đặc tính lợi tiểu tự nhiên của thực phẩm này.
1.5 Ngộ độc củ cải trắng
Trong củ cải trắng có chứa độc tố furocoumarins, chất này chứa nhiều trong vỏ củ cải trắng. Do đó, nếu bạn ăn củ cải trắng chưa gọt vỏ, hoặc ăn sống củ cải trắng có thể bị ngộ độc với các biểu hiện như: đau dạ dày, rát bỏng trên da, nổi mề đay trên mặt, đùi.... Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên ăn củ cải trắng sau khi đã gọt vỏ thật kỹ và đã được nấu chín.
Ngoài ra, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều củ cải có thể dẫn đến hạ huyết áp và hạ đường huyết trong cơ thể.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn? Cách giúp bạn kiểm tra đường huyết tại nhà
2. Ai không nên ăn củ cải trắng ?
Mặc dù củ cải trắng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được loại thực phẩm này. Những đối tượng dưới đây cần hạn chế hoặc không nên ăn củ cải trắng:
- Người bị rối loạn tuyến giáp: củ cải trắng có chứa các hợp chất làm ảnh hưởng đến tuyến giáp và can thiệp vào hoạt động hormone, vì thế những người đang bị rối loạn tuyến giáp không nên ăn.
- Tương tác với thuốc nitrat: củ cải trắng chứa hàm lượng nitrat cao nên người nào đang sử dụng thuốc nitrat thì không nên ăn.
- Tương tác thuốc loãng máu: Trong củ cải trắng có chất có thể làm đông máu, vì thế những người đang uống thuốc loãng máu cần tránh ăn vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
- Người đang mang thai: Phụ nữ mang thai có thể ăn củ cải trắng nhưng ăn ở mức vừa phải, ăn 1 - 2 lần trong tuần. Chế biến củ cải trắng thành món soup, canh, luộc hoặc hầm với thịt và tuyệt đối không nên ăn củ cải trắng sống vì sẽ gây ngộ độc khi mang thai.
3. Củ cải trắng kỵ với những thực phẩm gì ?
Đừng nghĩ chỉ cần không ăn nhiều là có thể tránh được các tác hại của củ cải trắng và nhận được những lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên việc lựa chọn sai thực phẩm ăn kèm với củ cải trắng cũng có thể làm mất đi dưỡng chất có trong thực phẩm, thậm chí là ngộ độc.
Dưới đây là những thực phẩm bạn không nên ăn cùng với củ cải trắng để bảo vệ sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách hiệu quả nhất.
2.1 Không nấu chung với nhân sâm
Củ cải trắng và nhân sâm đều là những thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, khi kết hợp chúng với nhau lại không phải là ý tưởng tuyệt vời.
Theo Đông y, củ cải trắng có tính hàn, trong khi nhân sâm lại có tính nóng, nếu ăn cùng với nhau tuy không gây ra phản ứng bất lợi nhưng toàn bộ dinh dưỡng và tác dụng tốt của cả 2 thực phẩm này đều sẽ bị loại bỏ.
2.2 Không ăn chung với cà rốt
Nhiều người rất thích hầm canh thịt với cà rốt và củ cải trắng, nhưng theo các chuyên gia, bạn không nên kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau. Củ cải trắng rất giàu vitamin C, nhưng nếu ăn cùng với cà rốt sẽ khiến toàn bộ lượng vitamin C bị phân hủy.
Lý do là bởi trong cà rốt có chứa một loại enzyme tên là axit ascorbic, có thể vô hiệu hóa vitamin C trong củ cải trắng, từ đó sẽ làm mất đi công dụng của củ cải trắng.
Xem thêm: Cà rốt có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhưng lạm dụng có thể bị ngộ độc
2.3 Các loại thuốc bắc
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, củ cải trắng nếu kết hợp với các loại thuốc bắc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Nguyên nhân là bởi củ cải trắng có tác dụng hạ khí, khiến cơ thể bài tiết nhiều hơn, cũng như gây cản trở việc hấp thụ “tinh hoa” từ thuốc.
2.4 Không nấu chung với nấm và mộc nhĩ
Nấm và mộc nhĩ khi kết hợp với củ cải trắng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da. Ngoài ra, sự kết hợp này còn khiến bạn dễ bị mất nước và tổn thương lá lách.
5. Quả cam
Cam nằm trong nhóm thực phẩm cần tránh khi ăn cùng củ cải trắng. Trong quả cam có chứa chất flavonoid và trong củ cải trắng lại chứa chất thiosulfate, hai chất này kết hợp với nhau sẽ tạo ra phản ứng hóa học sản sinh ra chất thiocyanate.
Đây là một chất nếu tồn tại trong cơ thể quá nhiều sẽ làm suy giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ bị bệnh bướu cổ.
Xem thêm: Cẩm nang về bệnh bướu cổ: từ biên pháp điều trị đến chế độ ăn uống
6. Củ cải trắng kỵ với lê, táo, nho
Củ cải trắng có thể ép lấy nước uống. Nhiều người thích mix củ cải trắng với các loại trái cây khác nhau, nhưng lời khuyên dành cho bạn là không nên mix củ cải trắng với lê, táo và nho, bởi vì hàm lượng cetan đồng trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cyanogen từ củ cải trắng gây ra triệu chứng bướu cổ, suy giáp nặng.
Như vậy, củ cải trắng là thực phẩm phổ biến dễ ăn, giàu dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi ăn quá nhiều hoặc kết hợp sai thực phẩm. Do đó, khi sử dụng củ cải trắng hãy lưu ý những điều trên để có thể nhận về những lợi ích tuyệt vời và tránh các tác hại của củ cải trắng mang lại cho sức khỏe.