Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 9»Góc Với Đường Tròn»Bài 6: Cung Chứa Góc

Bài 6: Cung Chứa Góc

Lý thuyết bài cung chứa góc môn toán 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Bài toán quỹ tích "cung chứa góc"

1. Bài toán.

Cho đoạn thẳng AB và góc  ( ). Tìm quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn  

Chứng minh:

a) Phần thuận:

Xét một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB

bai-6-cung-chua-goc-01

Giả sử M là điểm thỏa mãn  và nằm trong nửa mặt phẳng đang xét

Xét  tâm O đi qua ba điểm A, M, B

Kẻ tia tiếp tuyến Ax của đường tròn đi qua 3 điểm A, M, B

(góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung với góc nội tiếp cùng chắn )

Tia Ax cố định

Kẻ đường thẳng  tại A

Ay cố định

Gọi d là trung trực của AB nên d cố định

Giao điểm O của d và Ay là điểm cố định, không phụ thuộc M

Vậy M thuộc cung tròn   cố định.

b) Phần đảo:

Lấy M’ là một điểm tùy ý trên  

bai-6-cung-chua-goc-02

Ta có:  (góc nội tiếp với góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn )

Tương tự, trên nửa mặt phẳng đối của mặt phẳng đang xét, ta còn có  đối xứng với  cũng có tính chất như  .

Mỗi cung trên được gọi là cung chứa góc dựng trên đoạn thẳng AB.

c) Kết luận:

 Với đoạn thẳng AB mà góc  ( ) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn  là hai cung chứa góc dựng trên đoạn AB.

❖ Chú ý

▪    Hai cung chứa góc   nói trên là hai cung tròn đối xứng với nhau qua AB.

▪    Hai điểm A, B được coi là thuộc quỹ tích.

Khi  thì hai cung  và  là hai nửa đường tròn đường kính AB. Như vậy ta có: Quỹ tích các điểm nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB. (SGK, trang 85)

2. Cách vẽ cung chứa góc  

bai-6-cung-chua-goc-03

- Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB.

- Vẽ tia Ax tạo với AB một góc .

- Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax. Gọi O là giao điểm của Ay với d.

- Vẽ cung   tâm O, bán kính OA sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax ,  được vẽ như trên là một cung chứa góc . (SGK, trang 86)

II. Cách giải bài toán quỹ tích

Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn tính chất T là một hình H nào đó, ta phải chứng minh hai phần:

Phần thuận: Mọi điểm có tính chất T đều thuộc hình H.

Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất T.

Kết luận: Quỹ tích (hay tập hợp) các điểm M có tính chất T là hình H. (SGK, trang 86)


Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Lệ Trinh (Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến BD)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Toán

Bài 5: Góc Có Đỉnh Ở Bên Trong Đường Tròn. Góc Có Đỉnh Ở Bên Ngoài Đường Tròn
Bài 7: Tứ Giác Nội Tiếp