Theo thời gian, kỷ lục về tòa nhà cao nhất thế giới liên tục bị phá vỡ bởi những công trình táo bạo hơn. Những tòa nhà “chọc trời” không chỉ sở hữu chiều cao khủng, thiết kế độc đáo, mà còn là biểu trưng cho sức mạnh kinh tế, quyền lực và địa vị.
1. Tòa nhà cao nhất thế giới nằm ở đâu?
Burj Khalifa (hay còn gọi là tháp Khalifa) chính là tòa nhà cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa đặt tại xứ ở thủ đô Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Burj Khalifa được xây dựng vào năm 2004 và khánh thành 6 năm sau đó (năm 2010).
Là tòa cao ốc lớn nhất thế giới hiện nay, Burj Khalifa có tổng chiều cao là 828 m. Cấu trúc chính của tòa nhà là bê tông cốt thép. Một số kết cấu thép có nguồn gốc từ Cung điện Cộng hòa ở Đông Berlin.
Tòa nhà Burj Khalifa xây dựng với mục đích trở thành trung tâm phát triển của Khu thương mại Dubai với 30.000 ngôi nhà, 9 khách sạn, công viên, và ít nhất 19 khu dân cư, trung tâm thương mại, hồ nhân tạo…. Adrian Smith đến từ Chicago (Mỹ), thuộc công ty kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (SOM) là nhà thiết kế chính của dự án, người từng giữ kỷ lục thiết kế tòa nhà cao nhất thế giới trước đó.
Thiết kế của tòa cao ốc lấy ý tưởng từ kiến trúc Hồi giáo của khu vực. Hình dạng sàn ba bên hình chữ Y được thiết kế nhằm giúp tối ưu không gian nhà ở và khách sạn. Bên cạnh đó, thiết kế còn giúp tối ưu khả năng chịu nhiệt độ cao vào mùa hè ở Dubai.
2. Tòa nhà cao nhất thế giới bao nhiêu tầng, cao bao nhiêu mét?
Tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa hiện có tất cả 163 tầng. Chiều cao tối đa của tòa cao ốc là 828m, được xây dựng từ 110.000 tấn bê tông, hơn 31.000 tấn cốt thép. Thiết kế ngoại thất của tòa nhà này dùng đến 26.000 tấm kính. Bên trong tòa nhà sử dụng 57 thang máy và 8 thang cuốn.
Một số tầng của tòa nhà Burj Khalifa thường mở cửa để du khách có thể tham quan và ngắm cảnh như tầng 124 và 125 ở độ cao 453m. Hoặc bạn cũng thể ngắm ngắm cảnh ở tầng 148 của tòa nhà ở độ cao 555m.
Bên cạnh danh hiệu “tòa nhà cao nhất thế giới”, Burj Khalifa còn giữ nhiều kỷ lục về kiến trúc như công trình đứng cao nhất thế giới, tòa nhà nhiều tầng nhất thế giới, thang máy chạy nhanh nhất với tốc độ 64km/giờ, đài quan sát ngoài trời cao nhất,…
Xem thêm:
Top 20 gia tộc giàu và quyền lực nhất thế giới hiện nay
Top 7 ngôi chùa lớn nhất thế giới hiện nay nằm ở đâu?
10 cánh đồng hoa, vườn hoa đẹp nhất thế giới ai cũng nên đến thăm một lần
3. Top 10 tòa nhà cao cao nhất thế giới 2022
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ngày càng có nhiều tòa nhà cao tầng xuất hiện. Nó không chỉ là đòn bẩy kinh tế, đây còn là minh chứng cho “cái tôi” – thước đo khẳng định giá trị thương hiệu.
Dưới đây là những tòa nhà cao nhất thế giới tính đến năm 2022, được đánh giá theo đặc điểm kiến trúc, chiều cao (không dựa theo số tầng).
3.1 Tòa nhà Burj Khalifa
- Chiều cao: 828m
- Số tầng: 163 tầng (+ 2 dưới mặt đất)
- Quốc gia: Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất
Tòa nhà Burj Khalifa được đặt tại Dubai, là biểu tượng của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất. Đây chính là tòa nhà cao nhất thế giới tính đến năm 2022 với chiều cao 828m, gồm 163 tầng và tổng chi phí xây dựng lên tới 20 tỷ USD.
Burj Khalifa có thiết kế tương tự như hình chữ L, điểm nhấn đặc biệt của tòa cao ốc chính là phần đỉnh tháp có thể lắc lư khoảng 1,5m.
Tòa nhà được đặt theo tên của Khalifa bin Zayed Al Nahyan, tổng thống UAE và là người trị vì tiểu vương quốc Abu Dhabi.
3.2 Merdeka 118
- Chiều cao: 678,9m
- Số tầng: 118 tầng (+ 5 dưới mặt đất)
- Quốc gia: Malaysia
Merdeka 118 cũng là một trong những tòa nhà cao nhất thế giới, hiện đang xếp ở vị trí thứ 2. Merdeka 118 (hay Warisan Merdeka 118, Tháp KL 118 và KL 118) xây dựng ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, với độ cao 678,9m. Tên của tòa nhà có ý nghĩa là “độc lập”. Ngọn tháp trên đỉnh tòa nhà được hoàn thành vào năm 2021.
Không chỉ nằm trong top những tòa nhà cao nhất thế giới năm 2022, Merdeka 118 còn là tòa nhà cao nhất Malaysia và cả Đông Nam Á.
Tòa nhà được xây dựng với tổng chi phí khoảng 1,21 tỷ USD với khoảng 100 tầng không gian cho thuê, hai đài quan sát và một trung tâm thương mại bán lẻ,…
3.3 Tháp Thượng Hải
- Chiều cao: 632m
- Số tầng: 128 tầng (+ 5 dưới mặt đất)
- Quốc gia: Trung Quốc
Tháp Thượng Hải là tòa nhà cao nhất trong 3 tháp ở Phố Đông và nằm trong số 10 tòa nhà cao nhất thế giới.
Được xây dựng vào năm 2008 và khánh thành vào năm 2015, Tháp Thượng Hải có tổng số vốn đầu tư lên đến 2,4 tỷ USD, với mục đích chính là phục vụ các tập đoàn tài chính lớn và cơ quan làm việc của chính phủ Trung Hoa. Ngày nay, Tháp Thượng Hải có tổng cộng 320 phòng khách sạn và 1.100 chỗ đậu xe.
Tháp Thượng Hải được thiết kế bởi công Genster của Mỹ. Thiết kế tòa nhà có hình xoắn quanh một trục vô cùng ấn tượng và độc đáo. Bên cạnh đó, lan can tòa nhà cũng có thiết kế dạng xoắn ốc nhằm giúp hấp thu tối đa lượng nhiệt lớn để điều hòa không khí và sưởi ấm cho toàn bộ tòa nhà.
3.4 Tháp đồng hồ Abraj Al- Bait
- Chiều cao: 601m
- Số tầng: 120 tầng (+ 3 dưới mặt đất)
- Quốc gia: Ả Rập Saudi
Nằm ở vị trí thứ 4 trong danh sách những tòa nhà lớn nhất thế giới là Tháp đồng hồ Abraj Al – Bait. Đây là cũng tháp đồng hồ có kích thước lớn nhất, thậm chí lớn gấp 6 lần kích thước mặt đồng hồ Big Ben – Anh. Trong phạm vi 17km, người dân có thể nhìn thấy mặt đồng hồ vào ban ngày, và 12km khi vào ban đêm.
Tháp đồng hồ Abraj Al- Bait gồm 7 khách sạn “chọc trời” đặt tại Mecca, Ả Rập Saudi. Với tổng kinh phí xây dựng lên tới 15 tỷ USD bao gồm khách sạn, trung tâm hội nghị, bảo tàng, phòng cầu nguyện, trung tâm mua sắm và Trung tâm quan sát mặt trăng… Tuy nhiên nhìn từ bên ngoài, thiết kế tòa nhà khá khiêm tốn. Công trình được xây dựng nhằm phục vụ những người hành hương đến thánh địa Mecca.
3.5 Trung tâm tài chính quốc tế Bình An
- Chiều cao: 599,1m
- Số tầng: 115 tầng (+ 5 dưới mặt đất)
- Quốc gia: Trung Quốc
Trung tâm tài chính quốc tế Bình An (Trung tâm tài chính quốc tế Ping An) là một tòa nhà “chọc trời” cao 115 tầng, ở Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tòa nhà được xây dựng vào năm 2009 và hoàn thành vào 2015, trở thành một trong những tòa nhà cao nhất thế giới tính đến 2022.
Tòa nhà xếp ở vị trí 5 này được ủy quyền bởi Bảo hiểm Bình An và được thiết kế bởi kiến trúc Mỹ Kohn Pedersen Fox. Tòa nhà bao gồm trung tâm hội nghị, khách sạn và một số không gian bán lẻ cao cấp.
3.6 Tháp Lotte World
- Chiều cao: 554,5m
- Số tầng: 123 tầng (+ 6 dưới mặt đất)
- Quốc gia: Hàn Quốc
Tháp Lotte World cũng là một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới hiện nay. Với 123 tầng, Tháp Lotte World là một siêu cao ốc được đặt tại xứ sở Seoul, Hàn Quốc.
Việc xây dựng tòa nhà bắt đầu vào tháng 3 năm 2001 và hoàn thành vào năm 2016. Tòa cao ốc được thiết kế theo kiểu hình nón thon dài, uốn nhẹ hai bên. Bên ngoài là kính nhạt và các đường nhấn kim loại. Tòa tháp Lotte World gồm các cửa hàng bán lẻ, văn phòng, chung cư, khách sạn cao cấp và tầng công cộng với một đài quan sát.
3.7 Trung tâm thương mại Một thế giới
- Chiều cao: 541,3m
- Số tầng: 104 tầng (+ 5 dưới mặt đất)
- Quốc gia: Hoa Kỳ
One World Trade Center nằm ở vị trí số 7 trong những tòa nhà cao nhất thế giới, đặt tại Thành phố New York, Hoa Kỳ. Công trình được xây dựng vào năm 2006 và hoàn thành vào năm 2014, với tên gọi xuất phát từ Tháp Bắc của World Trade Center ban đầu.
Tòa nhà thuộc khu phức hợp bao gồm nhiều tòa nhà văn phòng, Bảo tàng tưởng niệm quốc gia 11/9… Vị trí tòa nhà One World Trade Center được xây dựng trên nền của Tháp Đôi Mỹ từng bị khủng bố năm 2001.
3.8 Trung tâm tài chính CTF Quảng Châu
- Chiều cao: 530m
- Số tầng: 111 tầng (+ 5 dưới mặt đất)
- Quốc gia: Trung Quốc
Nằm ở Thành phố Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc, Trung tâm tài chính CTF Quảng Châu thuộc top những tòa nhà cao nhất thế giới và tòa nhà cao thứ 3 ở Trung Quốc với chiều cao 530m.
Được đưa vào sử dụng vào năm 2016, Trung tâm tài chính CTF Quảng Châu với 111 tầng bao gồm văn phòng, khách sạn, trung tâm mua sắm, căn hộ,… Không chỉ được biết đến như một tòa nhà “chọc trời”, tòa nhà Trung tâm tài chính CTF Quảng Châu còn là nơi có hệ thống thang máy nhanh thuộc top đầu thế giới, với tốc độ 71km/giờ.
3.9 Trung tâm tài chính CTF Thiên Tân
- Chiều cao: 530m
- Số tầng: 97 tầng (+ 4 dưới mặt đất)
- Quốc gia: Trung Quốc
Trung tâm tài chính CTF Thiên Tân là tòa nhà chức năng được xây dựng tại Thiên Tân, Trung Quốc. Đây là một phần trong khu vực thương mại tự do Tân Hải, Thiên Cung, mang đến cho thị trường nhiều loại hình sản phẩm như căn hộ, văn phòng, khách sạn…
Tòa nhà được xây dựng vào năm 2013, hoàn thành vào năm 2019 với tổng cộng 97 tầng dành cho sử dụng hỗn hợp.
3.10 Trung Quốc Zun (Tháp CITIC)
- Chiều cao: 527,7m
- Số tầng: 109 tầng (+ 8 dưới mặt đất)
- Quốc gia: Trung Quốc
Tòa nhà China Zun là một tòa nhà “chọc trời” được xây dựng tại trung tâm Bắc Kinh, Trung Quốc vào năm 2011 và hoàn thành vào năm 2018.
Thiết kế của tòa nhà được lấy cảm hứng từ một loại bình rượu cổ của Trung Quốc. Tòa nhà có rất nhiều khu chức năng văn phòng, tham quan, trung tâm thương mại…
Đứng ở vị trí cuối cùng trong danh sách những tòa nhà cao nhất thế giới, China Zun được phát triển bởi Tập đoàn CITIC. Nó cũng là toàn siêu cao cuối cùng được phép xây dựng trước khi Bắc Kinh áp đặt các giới hạn về chiều cao đối với thành phố này.
Bên cạnh đó, trong danh sách còn có những tòa nhà nằm trong top cao nhất thế giới như:
- Tòa nhà Đài Bắc 101 (chiều cao: 508m; Đài Loan)
- Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải (chiều cao: 492m; Thượng Hải)
- Trung tâm thương mại quốc tế (chiều cao: 484m; Trung Quốc)
- Trung tâm Greenland Vũ Hán (chiều cao: 475,6; Trung Quốc)
- Tháp Công viên Trung tâm (472,4m; Hoa Kỳ)
- Trung tâm Lakhta (chiều cao: 462m; Nga)
- Cột mốc 81 (chiều cao: 461,2m; Việt Nam)
- Trung tâm đất – biển quốc tế (chiều cao: 458,2m; Trung Quốc)
- Sàn giao dịch 106 (453,6m; Malaysia)
- Trường Sa IFS Tower T1 (452,1m; Trung Quốc)
4. Những tòa nhà cao nhất thế giới trong tương lai, đang xây dựng
Lĩnh vực xây dựng và bất động sản luôn không ngừng phát triển khi liên tục tạo ra những tòa nhà “chọc trời” vượt xa trí tưởng tượng của con người. Tòa nhà cao nhất thế giới liên tiếp bị “soán ngôi” bằng những tòa cao ốc mới hơn, cao hơn và độ sộ hơn về mặt thiết kế lẫn những dịch vụ tiện ích bên trong.
Cùng điểm qua một số tòa nhà trêm thế giới đang xây dựng, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bất ngờ hơn nữa cho nhân loại.
4.1 Tòa nhà Jeddah Tower
Chiều cao: 1.008m
Số tầng: 167 tầng +
Quốc gia: Saudi Arabia
Thành phố: Jeddah
4.2 Suzhou Zhongnan Center
Chiều cao: 729m
Số tầng: 137 tầng
Quốc gia: Trung Quốc
Thành phố: Tô Châu
4.3 Wuhan Greenland Center
Chiều cao: 636m
Số tầng: 125 tầng
Quốc gia: Trung Quốc
Thành phố: Vũ Hán
4.4 Goldin Finance 117
Chiều cao: 597m
Số tầng: 117 tầng
Quốc gia: Trung Quốc
Thành phố: Thiên Tân
4.5 Baoneng Shenyang Global Financial Center
Chiều cao: 565m
Số tầng: 114 tầng
Quốc gia: Trung Quốc
Thành phố: Thẩm Dương
4.6 Tianjin Chow Tai Fook Binhai Center
Chiều cao: 530m
Số tầng: 98 tầng
Quốc gia: Trung Quốc
Thành phố: Thiên Tân
4.7 Skyfame Center Landmark Tower
Chiều cao: 528m
Số tầng: 108 tầng
Quốc gia: Trung Quốc
Thành phố: Nam Ninh
4.8 Entisar Tower
Chiều cao: 520m
Số tầng: 111 tầng
Quốc gia: Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất
Thành phố: Dubai
4.9 Dalian Greenland Center
Chiều cao: 518m
Số tầng: 88 tầng
Quốc gia: Trung Quốc
Thành phố: Đại Liên
4.10 Central Park Tower
Chiều cao: 478m
Số tầng: 131 tầng
Quốc gia: Hoa Kỳ
Thành phố: New York
Xem thêm:
Những nơi nóng nhất thế giới nằm ở đâu?
Nơi nào lạnh nhất thế giới? Những thành phố, quốc gia, châu lục lạnh nhất thế giới
Top 10 hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, Sahara không đứng đầu
5. Tòa nhà cao nhất thế giới tại Việt Nam
Những tòa nhà cao tầng đang trở thành biểu tượng cho các thành phố lớn cũng như toàn đất nước. Tại Việt Nam, những tòa nhà “chọc trời” đang ngày càng “mọc” lên nhiều hơn.
Dưới đây là những tòa nhà cao nhất Việt Nam tính đến thời điểm năm 2022.
5.1 Tòa nhà Landmark 81
Landmark 81 tọa lạc bên bờ sông Sài Gòn (Bình Thạnh), được coi là trái tim của đô thị Vinhomes Central Park với tổng vốn đầu tư gần 40.000 tỷ đồng.
Tòa nhà Landmark 81 hiện đang giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất Việt Nam và đứng ở vị trí 17 trong danh sách những tòa nhà cao nhất thế giới khi sở hữu 81 tầng, chiều cao lên đến 461.2m.
Landmark 81 sở hữu kiến trúc độc đáo, gồm nhiều không gian chức năng như khách sạn, khối văn phòng cho thuê, trung tâm mua sắm… và nhiều tiện ích khác.
5.2 Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower
Keangnam Hanoi Landmark Tower dường như trở thành một biểu tượng cho Hà Nội khi 8 năm liền nắm giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất Việt Nam.
Tọa lạc tại quận Nam Từ Liên, Keangnam Hanoi Landmark Tower gồm 2 tòa tháp chung cư 48 tầng và tòa nhà văn phòng, khách sạn, trung tâm giải trí cao tới 72 tầng. Bên trong chứa khu phức hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ, trung tâm thương mại, với tổng vốn đầu tư là 1,05 tỷ USD.
5.3 Tòa nhà Lotte Center Hanoi
Nằm ở vị trí thứ 3 Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam, Lotte Center Hanoi nằm ở quận Ba Đình, Hà Nội. Thiết kế tòa nhà được lấy cảm hứng từ tà áo dài Việt Nam. Bên cạnh đó, tòa nhà cũng sở hữu kiến trúc nổi bật, ấn tượng với các khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại.
5.4 Tòa nhà Bitexco Finacial Tower
Cùng với Landmark 81, tòa nhà Bitexco Finacial Tower thuộc quận 1, TPHCM chính là một biểu tượng đặc trưng nhất của mảnh đất Sài Thành. Thiết kế tòa nhà Bitexco được lấy ý tưởng từ búp sen và điểm nhất đặc biệt nhất của tòa nhà chính là chỗ đỗ trực thăng trên cao.
Bitexco Financial Tower được xây dựng gồm nhiều khu phức hợp như văn phòng, Trung tâm thương mại và đài quan sát.
5.5 Tòa nhà Keangnam Landmark Tower A&B
Keangnam Landmark Tower A&B là hai tòa tháp nằm trong tổ hợp Keangnam Hà Nội Tower với tòa nhà Keangnam Landmark 72. Hai tòa nhà này sở hữu tới 922 căn hộ cao cấp và là nơi an cư hạng sang tại thị trường Hà Nội.
Trên đây là danh sách những tòa nhà cao nhất thế giới tính đến năm 2022, cùng với đó là những tòa nhà “chọc trời” đang được xây dựng cho tương lai. Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ sẽ mang đến bạn nhiều thông tin bổ ích, thú vị.
Sưu tầm - Nguồn ảnh: Internet