Quả chà là vốn được mệnh danh là “siêu thực phẩm” ở các quốc gia vùng Trung Đông và Địa Trung Hải, hầu như trong các bữa ăn hàng ngày đều không thể thiếu thức quả này.
1. Bà bầu ăn quả chà là có tốt không?
Nếu đang cân nhắc “bồi bổ” quả chà là cho các mẹ bầu thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng quả chà là vừa tốt cho sức khỏe của mẹ vừa có tác động tích cực đến sự phát triển của thai nhi.
Quả chà là tươi hay khô đều cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin B, chất xơ, các nhóm đường tự nhiên. Tuy nhiên nếu mẹ bầu thích vị hơi chát, mọng nước thì nên chọn quả chà là tươi, “hảo ngọt” hơn một chút có thể dùng quả chà là khô.
2. Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn quả chà là
Thưởng thức vị ngọt nhẹ của quả chà là không chỉ giúp mẹ bầu hết “cơn thèm” mà còn cải thiện sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn quả chà là:
2.1 Cải thiện hệ cơ xương
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ rất dễ gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi cũng như bị loãng xương, đặc biệt là ở kì tam cá nguyệt thứ 3, khi em bé phát triển nhanh. Mẹ bầu có thể ăn thêm quả chà là, đảm bảo hệ cơ xương của mẹ chắc khỏe và bổ sung đủ canxi cho bé.
Xem thêm: Bà bầu thiếu canxi gây ra những hậu quả gì? Cách bổ sung canxi cho mẹ
2.2 Hạn chế táo bón
Quả chà là cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa ở mẹ bầu diễn ra “trơn tru”, ngăn chặn táo bón xảy ra. Từ đó sẽ giúp mẹ có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn và hấp thụ thêm nhiều chất dinh dưỡng.
2.3 Phục hồi năng lượng
Tình trạng ốm nghén có thể làm hao hụt năng lượng, khiến mẹ thấy nặng nề và uể oải, để phục hồi thể trạng, mẹ bầu có thể tiếp nạp thêm protein và vitamin B1, B2 từ quả chà là.
Xem thêm: Những món ăn giúp mẹ bầu vượt qua cơn ốm nghén dễ dàng
2.4 Phòng chống tiểu đường thai kì
Các nhóm đường tự nhiên được tìm thấy trong quả chà là như glucose, sucrose và fructose đều chuyển hóa dễ dàng thành năng lượng để nuôi tế bào cơ thể, giúp kiểm soát đường huyết và hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kì.
2.5 Kích thích chuyển dạ tự nhiên
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả chà là có chứa tannin và oxytocin – hormone tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ, thuận lợi cho việc sinh em bé một cách tự nhiên.
2.6 Giảm căng thẳng
Dưỡng chất vitamin B6 cùng kali trong quả chà là có vai trò quan trọng hỗ trợ não bộ hoạt động hiệu quả, giảm căng thẳng và điều trị bệnh trầm cảm.
Xem thêm: 6 cách giúp mẹ bầu ‘vượt qua’ tình trạng bị stress khi mang thai
3. Bà bầu ăn quả chà là nhiều có sao không?
Dù quả chà là có hương vị ngọt dịu và dễ ăn nhưng bà bầu không nên ăn quá nhiều, tốt nhất là từ 2 – 3 lần trong tháng, mỗi lần ăn khoảng 100g (2 – 6 quả). Đặc biệt, nếu mắc dị ứng đường fructose thì nên hạn chế sử dụng quả chà là.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi ăn nhiều quả chà là trong giai đoạn dưỡng thai:
- Chướng bụng, đầy hơi vì dư thừa chất xơ.
- Hàm lượng kali trong máu tăng cao quá mức sẽ gây khó thở, ảnh hưởng đến tim mạch.
- Đau nửa đầu do tiếp nạp nhiều chất tyramine trong quả chà là.
4. Các món ăn từ quả chà là cho bà bầu
Quả chà là có thể trở thành nguyên liệu của khá nhiều món ăn hấp dẫn mà rất dễ thực hiện, một vài món ăn sau đây mẹ bầu có thể tham khảo:
- Mứt chà là
- Sữa chà là
- Gà nấu chà là
- Salad chà là
- Bánh quy chà là
Vậy là trong thời kì nuôi dưỡng thai nhi, mẹ bầu có thể bổ sung quả chà là - một món “ăn vặt” giàu dinh dưỡng để cải thiện khẩu phần hàng ngày. Hãy nhớ ăn một lượng hợp lý để đảm bảo lợi ích cho sức khỏe cả mẹ và con nhé.