Chờ...

Thai nhi 36 tuần tuổi: Những điều mẹ cần biết về sự phát triển của thai nhi

(VOH) – Ở tuần 36, một số em bé đã muốn chào đời để được gặp mẹ. Mặc dù thai nhi 36 tuần đã có thể chào đời nhưng đây vẫn chưa phải là tuần lễ lý tưởng nhất để bé gặp mẹ.

Thai nhi 36 tuần đã trưởng thành hơn rất nhiều trong bụng mẹ và chắc hẳn bạn đang trong trạng thái hứng khởi và chờ đợi. Ở giai đoạn này, việc nắm rõ những sự phát triển của con cũng như những thay đổi của cơ thể sẽ giúp bạn có thể chăm sóc mình và bé được tốt hơn.

1. Thai 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn ?

Em bé ở tuần thai 36 đã có kích thước khá lớn. Nếu khám thai trong tuần này, bạn sẽ nhận được các chỉ số thai nhi như: đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi, chu vi vòng đầu và chu vi vòng bụng. Các chỉ số này được tính toán dựa trên số tuần tuổi cộng với xê dịch từ 0 – 6 ngày.

  Thai nhi 36 tuần + 0 Thai nhi 36 tuần + 1 Thai nhi 36 tuần + 2 Thai nhi 36 tuần + 3 Thai nhi 36 tuần + 4 Thai nhi 36 tuần + 5 Thai nhi 36 tuần + 6
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) 83-95mm, TB 89mm 83-95mm, TB 89mm 83-95mm, TB 89mm 83-95mm, TB 89mm 84-96 mm, TB 90mm 84-96 mm, TB 90mm 84-96 mm, TB 90mm
Chiều dài xương đùi (FL) 64- 76mm, TB 68mm 66- 77mm, TB 68mm 65- 77mm, TB 69mm 65- 77mm, TB 69mm 65-78mm, TB 69mm 65-78mm, TB 69mm 66- 79mm, TB 70mm
Chu vi vòng bụng (AC) 285-358mm, TB 322mm 285-361mm, TB 324mm 285-363mm, TB 325mm 285-336mm, TB 326mm 285-369mm, TB 327mm 285-372mm, TB 328mm 285-374mm, TB 330mm
Chu vi vòng đầu (HC) 309-347mm, TB 328mm  310-348mm, TB 329mm 310-348mm, TB 329mm 311-349mm, TB 330mm 312-350mm, TB 331mm 313-351mm, TB 332mm 313-352mm, TB 332mm
Cân nặng ước tính (EFW) 2335-3291g, TB 2813g 2360-3327g, TB 2844g 2386-3363g, TB 2874g 2411-3399g, TB 2905g 2437-3435g, TB 2936g 2462-3471g, TB 2967g  2488-3507g, TB 2997g

Như vậy, cân nặng tiêu chuẩn mà thai nhi phải đạt được trong tuần này là khoảng 2.8kg và dài hơn 48cm.

2. Sự phát triển thai nhi tuần 36

2.1 Thai nhi bắt đầu phát triển chậm lại

Ở tuần thai này bé cũng chuẩn bị sinh chào đời, thai nhi gần như sẵn sàng cho việc chui qua đường sinh nhỏ hẹp nên bé bắt đầu chậm phát triển. Lúc này bé cần dự trữ năng lượng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

2.2 Phát triển của xương và da

Chỉ còn khoảng 4 tuần nữa em bé sẽ được sinh ra đời. Lúc này từ hình ảnh siêu âm bạn có thể thấy bé đã trông rất giống với một đứa trẻ sơ sinh với làn da mịn màng và đôi chân nhỏ xinh xắn. Má của bé cũng đã hình thành lớp mỡ và cơ để có thể thực hiện chức năng bú khỏe mạnh, góp phần cấu tạo nên khuôn mặt đầy đặn và phúng phính.

Xương của bé đang cứng dần, tuy vậy phần xương mà sau này sẽ tạo nên hộp sọ thì vẫn mềm và đang di chuyển chồng chéo lên nhau trong khi đầu bé luôn được bảo vệ trong xương chậu của mẹ.

2.3 Thai nhi quay đầu

Thai nhi 36 tuần hầu như đã chiếm gần hết khoảng trống trong túi nước ối nên bé không còn đạp nhiều như trước. Tuy nhiên, bạn vẫn cảm nhận được bé đang có những cử động bên trong bụng với những động tác như cuộn mình, ngọ nguậy hay giãn người.

thai-nhi-36-tuan-tuoi-nhung-dieu-me-can-biet-ve-su-phat-trien-cua-thai-nhi-voh

Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi (Nguồn: Internet)

Ở tuần này, đa phần thai nhi đều đã quay đầu ở ngôi thai thuận, tức đầu của bé hướng xuống phía dưới xương chậu, đây là tư thế thuận lợi để bé dễ dàng đi qua ống sinh của mẹ. Một số trường hợp, bé sẽ nằm ở vị trí ngôi mông – ngôi ngược và cần phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để giúp bé xoay ngôi thai.

2.4  Hệ tiêu hóa chưa sẵn sàng

Rất nhiều cơ quan trong cơ thể bé đã hoàn thiện và sẵn sàng cho cuộc sống ngoài bụng mẹ, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch hay hệ tuần hoàn để đã phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé thì vẫn chưa hoạt động mặc dù đã phát triển đầy đủ. Bé vẫn sẽ dựa vào dây rốn để nhận chất dinh dưỡng cho đến khi chào đời.

Phổi của bé đã có thể thích nghi với môi trường bên ngoài. Vì thế, nếu mẹ chuyển dạ trong tuần này thì bé vẫn có thể sống sót và ít gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, sinh con ở tuần 36 chỉ nên diễn ra ở tình huống bắt buộc và có sự chỉ định về mặt sản khoa để giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

2.5 Tai của thai nhi phát triển

Ở tuần này thính giá của thai nhi đã bắt đầu phát triển nhạy bén, bây giờ bé có thể nghe và nhận ra giọng nói của mẹ hay âm thanh bài hát bé hay nghe.

Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ

3. Dấu hiệu mang thai 36 tuần

Mang thai tuần 36, dáng đi của bạn đã thay đổi khá nhiều do bé đã lớn và đang dần di chuyển xuống dưới khiến bạn bị sa bụng. Ngoài ra, bạn còn gặp phải rất nhiều các triệu chứng khác như:

Xem thêm: Có những dấu hiệu chuyển dạ này, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện

Ở tuần thai 36, tâm lý của bạn cũng sẽ rất phức tạp. Bạn nên dành thời gian cho việc ngồi thiền và thư giãn. Các hoạt động bơi lội, đi bộ hay tham gia lớp học yoga dành cho bà bầu sẽ giúp bạn giảm stress, căng thẳng và mệt mỏi trong giai đoạn này.

Ngoài ra, chắc hẳn bạn đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho mình và bé từ những tuần trước. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mua sắm thêm một vài thứ mới cho bé. Đối với rất nhiều bà bầu, việc mua sắm và ngắm nhìn quần áo trẻ con sẽ giúp tâm trạng thoải mái và vui vẻ hơn rất nhiều.

Xem thêm: Trọn bộ ‘bí kíp’ các vật dụng cần thiết đảm bảo mẹ đi đẻ là suôn sẻ

4. Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai 36

Ở tuần thai 36, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi sau:

  • Sa bụng bầu: thai nhi 36 tuần tuổi sẽ bắt đầu di chuyển xuống phía khung xương chậu. Quá trình này còn được gọi là sa bụng bầu và nếu mẹ mang thai lần đầu thì tình trạng này sẽ xảy ra một vài tuần trước khi sinh. Còn khi mẹ bầu đã sinh em bé trước đó rồi thì tình trạng này không xảy ra cho tới khi chuyển dạ.
  • Đau xương chậu: Ở tuần thai này, mẹ bầu sẽ cảm thấy áp lực ở bụng dưới, làm cho việc đi bộ khó chịu và đi tiểu nhiều hơn. Nếu bé ở vị trí thấp hơn thì mẹ bầu sẽ cảm thấy áp lực hơn cũng như khó chịu ở vùng xương chậu và âm đạo.
  • Cân nặng thai nhi 36 tuần không tăng cân: ở giai đoạn này là giai đoạn cuối thai kỳ nên mẹ bầu không còn tăng cân và có thể giảm cân xuống trong vài tuần tới. Nhưng mẹ bầu không cần lo lắng vì bé yêu không hề sụt cân tí nào.

5. Những xét nghiệm khi mang thai 36 tuần

Ở những tuần cuối thai kỳ, bạn sẽ có những chỉ định khám thai nhiều hơn, có thể là 2 tuần/lần.

Khi khám thai, bác sĩ sẽ thực hiện đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe nhịp tim thai. Khám và kiểm tra cổ tử cung cũng như các dấu hiệu chuyển dạ sinh non.

Ngoài ra, một số xét nghiệm sẽ được hiện ở tuần thai 36 bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện và điều trị các bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục.
  • Siêu âm thai để xác định ngôi thai, vị trí nhau bám và độ trường thành của bánh nhau, ước lượng cân nặng thai thông qua các chỉ số thai nhi.
  • Xét nghiệm Non-Stress-Test (trường hợp có chỉ định) để kiểm tra sức khỏe của thai và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy từ mẹ hay không.

6. Những điều lưu ý khi mang thai 36 tuần

Thai 36 tuần là giai đoạn cuối của thai kỳ, cũng là giai đoạn kết thúc quá trình tăng cân. Do đó, bạn có thể sẽ không còn tăng cân, thậm chí là giảm cân trong vài tuần cuối. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì cân nặng của con sẽ không bị sụt giảm.

thai-nhi-36-tuan-tuoi-nhung-dieu-me-can-biet-ve-su-phat-trien-cua-thai-nhi-1-voh

Bà bầu mang thai 36 tuần sẽ không còn tăng cân nhiều (Nguồn: Internet)

Thời điểm này, các cơn chuyển dạ có thể không đều nhau. Vì thế, nếu thai nhi chưa đủ 38 tuần và bạn thấy có hơn 4 cơn co thắt trong vòng 1 giờ hoặc có bất bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh nào hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Ngoài ra, bạn hãy lên danh sách những người sẽ hỗ trợ bạn khi bạn sinh con.

Khi mang thai tuần 36 mẹ bầu cần phải chú ý những vấn đề sau:

  • Thai tuần 36 khá to nên sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của mẹ bầu, vì vậy nên chia nhỏ bữa ăn thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.
  • Ở tuần thai 36 thai nhi đạp khá nhiều, đap mạnh là chuyện bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Nhưng nếu thai nhi giảm hoạt động, thai rỉ ối, chảy máu âm đạo, sốt, nhức đầu, đau bụng liên tục, hoa mắt thì nên đi khám thai ngay.
  • Ở giai đoạn tuần thai 36 mẹ bầu thường xuyên bị mắc chứng mất ngủ, khó chịu nên ở giai đoạn này mẹ bầu nên thư giãn, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

6.1 Liệu thai 36 tuần đã sinh được chưa ?

Thai nhi ở tuần 36 được xem là trẻ sinh non muộn, mặc dù đã có hình dáng giống trẻ sơ sinh nhưng thực ra bé vẫn nằm trong nhóm sinh non vì các cơ quan nội tạng trong cơ thể chưa được hoàn thiện như phổi và lượng chất béo trong cơ thể bé chưa đủ đáp ứng nhu cầu, giữ ấm cơ thể.

Nhưng nếu bé sinh ở tuần 36 thì ba mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi vì tỷ lệ sống sốt của bé khi sinh vẫn cao và bé vẫn phát triển tốt sau này.

6.2 Thai 36 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không?

Khi thai lớn và di chuyển trong buồng tử cung có thể sẽ gặp phải hiện tượng dây rốn quấn cổ, hiện tượng này thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ. Khi thai nhi quay đầu xuống dưới, dây rốn mềm trơn nên dễ bị quấn vào thân hoặc cổ của thai nhi 1 vòng hoặc nhiều vòng.

Có khoảng 37% thai nhi sẽ gặp phải hiện tượng dây rốn ở những tuần cuối thai kỳ. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong sau sinh. Tuy nhiên, một số ít trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ gặp nguy hiểm trong lúc chuyển dạ như bị suy tim thai, nhau bong non.... do dây rốn siết quá chặt.

Vì thế, nếu bạn cảm thấy lo lắng khi thai nhi được chẩn đoán bị dây rốn quấn cổ một vòng thì có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm: Giải mã hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi khiến nhiều mẹ bầu lo sợ

7. Khi mang thai 36 tuần cần kiêng và ăn gì ?

7.1 Khi thai nhi 36 tuần tuổi nên kiêng gì ?

Không nên “quan hệ vợ chồng” ở tuần thai 36 cũng như trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu:

Hạn chế vận động hay mang vác các đồ vật nặng và không nên để tâm lý căng thẳng, stress hay mệt mỏi.

7.2 Có thai 36 tuần mẹ nên ăn gì ?

Dinh dưỡng luôn là một phần rất quan trọng đối với thai kỳ. Ở tuần thai 36 bạn cần bổ sung các thực phẩm sau đây:

  • Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6: sữa, cá hồi, trứng, cá ngừ, thịt bò, cà rốt,...
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa đạm protein và axit béo omega-3.
  • Không sử dụng rượu, bia và các loại thức uống có chứa cafein.

Ngày chào đón thiên thần nhỏ đã rất cận kề, vì thế hãy chú ý đến sức khỏe và dinh dưỡng. Đồng thời, theo dõi cử động thai nhi 36 tuần và dấu hiệu sắp sinh để có thể nhận biết kịp thời và nhập viện sớm.