Ở tuần thai thứ 7, có lẽ mẹ cũng đã quen dần với việc mang thai, em bé 7 tuần cũng đã bắt đầu “lộ” rõ trong bụng mẹ và mẹ đã cảm nhận được sự xuất hiện của bé.
1. Siêu âm thai nhi tuần thứ 7 chưa có tim thai có sao không?
Theo quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, tim thai bắt đầu hình thành khi thai 5 tuần tuổi, với những ống đơn giản, kích thước vô cùng nhỏ. Sau 2 tuần phát triển, sang tuần thai thứ 7, tim thai đã lớn hơn và chia thành 2 buồng tim phải – trái.
Như vậy, thai 7 tuần tuổi nhịp tim thai nhi đã xuất hiện rõ. Nếu siêu âm vẫn chưa nghe thấy tim thai, bác sĩ sẽ có thể nghi ngờ và yêu cầu bạn tiến hành một số xét nghiệm kiểm tra thai còn sống không như xét nghiệm beta hCG,...
Bé yêu 7 tuần tuổi đã có tim thai (Nguồn: Internet)
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy thai vẫn bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Có thể do tim thai đã xuất hiện nhưng còn đang trong giai đoạn sơ khai nên thiết bị siêu âm không phát hiện. Hơn nữa, mỗi thai nhi đều sẽ có một quá trình phát triển khác nhau, nên có thể có tim thai trễ hơn.
Mặc dù vậy, một số ít trường hợp thai đúng 7 tuần nhưng xuất hiện tim thai muộn thì nguyên nhân có thể là do mẹ đã sảy thai hoặc thai chết lưu.
1.1 Nhịp tim thai nhi 7 tuần như thế nào?
Nếu thai nhi phát triển bình thường, tim thai của bé sẽ đập từ 120 - 160 lần/phút.
Tim thai đập càng rõ, càng to thì chứng tỏ thai nhi đang phát triển rất tốt và khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở tuần thai này muốn nghe được nhịp tim của con bạn vẫn còn nhờ đến sự hỗ trợ của thiết bị siêu âm.
2. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 7
Ở tuần này, bé yêu của bạn đã có kích thước bằng quả táo xanh và đã tăng gấp đôi so với tuần trước, hiện tại bé dài khoảng 1.3cm.
Bộ não của bé trở nên phức tạp hơn trong tuần thai thứ 7. Các tế bào thần kinh đang tích cực phân nhanh để kết nối lại với nhau, tạo thành một hệ thần kinh sơ khai. Hai bán cầu nào của thai nhi đều đang phát triển.
Dây rốn có chức năng liên kết bé và bạn trong suốt thai kỳ được hình thành. Dây rốn sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và xử lý chất thải của bé. Ngoài ra, ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi cũng đang được hình thành.
Các cơ quan nội tạng cũng đang phát triển nhanh chóng và tích cực. Bé đã có mí mắt, mắt sẽ to hơn và thậm chí đã bắt đầu có màu mắt. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn từ 6 – 9 tháng, gen duy truyền từ ba mẹ là yếu tố quyết định màu mắt của bé.
Thai nhi 7 tuần bắt đầu phát triển các đặc điểm thể chất và khuôn mặt (Nguồn: Internet)
Tai của thai nhi 7 tuần tuổi đã được hình thành cả trong lẫn ngoài. Lưỡi của bé cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng được hình thành trong hàm.
Từ bàn tay và bàn chân, bắt đầu phát triển những ngón tay và ngón chân có màng. Xương đuôi cũng đang dần co lại và sớm biến mất trong những ngày tới để nhường chỗ cho sự phát triển của đôi chân.
Tuy nhiên, thai 7 tuần tuổi bộ phận sinh của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ nên bạn vẫn chưa thể biết được giới tính của con.
Xem thêm: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi trong giai đoạn thai kỳ
3. Dấu hiệu mang thai 7 tuần
Ở tuần thai thứ 7, bạn sẽ thường xuyên đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân là do lượng máu trong cơ thể bạn đã tăng 10%, tạo ra nhiều chất lỏng dư thừa và thải ra ngoài chủ yếu thông qua bàng quang của bạn.
Bạn sẽ nhìn thấy những mạch máu nổi rõ lên ở vùng ngực và chân. Hai đầu vú có thể sẽ lớn ra và thâm lại, thậm chí xuất hiện các nốt Montgomery giúp 2 đầu vú sẵn sàng tiết sữa.
Chân bạn sẽ bị đau và tê nếu đứng một chỗ quá lâu.
Cơ thể bạn vẫn chưa thay đổi nhiều nhưng cân nặng có vẻ đang nhích lên và quần áo bạn mặc có vẻ bị chật hơn một chút.
Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu, chuyển sang vàng hoặc xanh, vùng kín ngứa rát thì bạn cần đến gặp bác sĩ sản khoa.
Mụn có thể xuất hiện ở giai đoạn thai 7 tuần tuổi. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone thai kỳ. Nội tiết tố thay đổi cũng là nguyên nhân làm xáo trộn cảm xúc, kèm theo đó là một số triệu chứng đau đầu, choáng váng, đau nhức ngực, mệt mỏi, nôn và muốn nôn, chán ăn....
4. Những điều lưu ý khi thai nhi 7 tuần tuổi
Ở tuần thai thứ 7 bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, đo vòng bụng, kiểm tra vị trí của thai nhi, lắng nghe nhịp tim của bé và thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết khác.
Thai 7 tuần tuổi sẽ được thực hiện bằng kỹ thuật siêu âm đầu dò (Nguồn: Internet)
Đây cũng là thời điểm lý tưởng để bạn thông báo tin vui đến mọi người trong gia đình. Cùng người thân lên kế hoạch cho việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt.
4.1 Có thai 7 tuần nên kiêng gì?
- Phụ nữ mang thai 7 tuần tuổi nên tránh xa những nơi có khói thuốc. Hút thuốc lá chính là nguyên nhân gây ra biến chứng ở nhau thai, làm giảm trọng lượng và ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.
- Khi bạn phải làm việc với máy tính thường xuyên, bạn hãy đứng lên đi lại một chút sau một khoảng thời gian ngồi máy tính để máu huyết được lưu thông.
- Kiêng những loại thực phẩm dễ gây kích thích hệ tiêu hóa như món ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay...
4.2 Có bầu 7 tuần nên ăn gì?
- Thai nhi 7 tuần, bạn cần tăng gấp đôi hàm lượng chất sắt cho cơ thể. Để bổ sung chất sắt khi mang thai, bạn nên chọn những loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, rau xanh dạng lá và hạnh nhân.
- Chỉ ăn thực phẩm đã nấu chín.
- Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày.
Ngoài ra, nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để giảm bớt cảm giác mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn có thể ghi lại nhật ký mang bầu về sự thay đổi của từng tuần thai cũng như cảm xúc của mình. Hoặc có thể ghi lại nhật ký bằng hình ảnh tự chụp để tạo nên cuốn album đặc biệt tặng cho bé sau này.
Như vậy, giờ đây bạn đã có thể hình dung được sự phát triển của con yêu trong tuần thai thứ 7 này rồi. Dù các cảm giác buồn nôn của cơn nghén có thể khiến bạn khó chịu nhưng hãy nhớ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cả mẹ và bé đều được khỏe mạnh.