Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

(VOH) - Sữa chua là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đường tiêu hóa của bé. Vậy trẻ mấy tháng ăn được sữa chua, ăn như thế nào để mang lại lợi ích tối đa thì không phải mẹ nào cũng biết.

Sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá cho bé. Nếu cho bé ăn sữa chua đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp trẻ tăng chiều cao, phát triển hệ xương khỏe mạnh và tốt cho đường tiêu hóa.

1. Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Từ lúc chào đời cho đến lúc trẻ được 6 tháng tuổi, bé luôn được khuyến khích bú sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn. Vì thế, chỉ khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi, mẹ mới có thể cho bé ăn sữa chua không đường, khoảng lần/tuần. Mỗi lần ăn vài muỗng.

Thời điểm bé bắt đầu tập ăn dặm, đường ruột của bé cũng đang dần hoàn thiện. Việc cho trẻ ăn sữa chua bên cạnh các bữa ăn dặm sẽ giúp làm tăng kích thích hệ tiêu hóa và giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn.

Khi cho trẻ làm quen với sữa chua, mẹ cần cho bé ăn từ từ và quan sát cơ thể của bé. Nếu cơ thể bé không xuất hiện các triệu chứng như đau bụng hay nôn ói, thì mẹ có thể tiếp tục cho trẻ ăn và tăng dần số lượng sữa chua.

tre-may-thang-an-duoc-sua-chua-voh-0

Cho trẻ ăn sữa chua giúp trẻ hấp thu dưỡng chất một cách tối đa (Nguồn: Internet)

Dựa vào độ tuổi của bé, mẹ có thể phân chia lượng sữa chua mà bé có thể tiêu thụ trong ngày. Chẳng hạn như:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Mỗi ngày bé ăn khoảng 50g sữa chua, loại trắng không đường, có kết hợp với trái cây.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Mỗi ngày bé ăn khoảng 80g sữa chua, ít đường và kết hợp thêm trái cây.
  • Trẻ trên 3 tuổi: Mỗi ngày bé ăn khoảng 100g sữa chua (tương đương 1 hộp). Mẹ có thể chọn loại có đường, ít đường hoặc không đường, kết hợp cùng trái cây.

Lưu ý: Đối với sữa chua sệt thì có thể ăn 2 hũ/ngày, với sữa chua uống thì 1 hủ/ngày. Không nên cho trẻ ăn quá 2 hũ sữa chua/ngày vì nếu hàm lượng vi khuẩn có lợi quá nhiều trong đường ruột cũng có thể gây hại.

2. Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách nhận được lợi ích gì?

Khi cho trẻ ăn sữa chua đúng cách, bé sẽ nhận được rất nhiều lợi ích to lớn cho sự phát triển như:

2.1 Giúp cân bằng hệ tiêu hóa

Trong sữa chua chứa một lượng lớn lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, vì thế, cho trẻ ăn sữa chua sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bé.

Ngoài ra, sữa chua cũng là thực phẩm có khả năng cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột đối với những trường hợp tổn hại vi khuẩn đường ruột như: trẻ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng, hay các bệnh lý đường ruột...

2.2 Bổ sung dinh dưỡng

Sữa chua được làm từ sữa nên chúng có giá trị dinh dưỡng cao, điển hình như đạm, đường, chất béo, khoáng chất (đặc biệt là canxi) và sự đa dạng các vitamin.

Một số loại sữa chua cho trẻ em còn được bổ sung thêm DHA rất có lợi cho sự phát triển trí não và tăng cường thị lực cho bé.

Xem thêm: Bật mí mẹ những thời điểm bổ sung DHA để trẻ thông minh vượt trội

2.3 Giúp trẻ ngon miệng hơn

tre-may-thang-an-duoc-sua-chua-voh-1
Sữa chua có thể giúp bé ăn uống ngon miệng hơn (Nguồn: Internet)

Sữa chua có vị chua chua rất dễ ăn nên khiến cho nhiều trẻ em thích ăn. Hơn thế, ăn sữa chua cũng có thể giúp làm giảm các chứng biến ăn thường thấy ở trẻ.

2.4 Tăng khả năng duy trì trọng lượng cơ thể

Trẻ ăn sữa chua có thể giúp làm giảm nguy cơ thừa cân, béo phì và bệnh tim mạch. Hơn nữa, tiêu thụ sữa chua thường xuyên cũng có liên quan đến việc cải thiện insulin ở trẻ em.

3. Nên cho trẻ ăn sữa chua lúc nào?

Mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua trước hay sau bữa ăn chính đều được. Sữa chua có thể xem như một bữa ăn phụ của bé, bên cạnh những bữa ăn chính trong ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn sữa chua trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để giúp cơ thể bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị viêm loét dạ dày thì không nên cho trẻ ăn trước bữa ăn hoặc khi trẻ đang đói. Việc ăn trước bữa ăn sẽ khiến bé ăn ít thức ăn hơn. Thời điểm ăn tốt nhất với trường hợp này là sau bữa ăn, sữa chua sẽ như một thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho trẻ.

Đối với những bé bị dị ứng với sữa và các sản phẩm từ sữa thì không nên cho bé sử dụng sữa chua sớm. Thay vào đó, các mẹ có thể tự làm sữa chua cho trẻ bằng các loại sữa phù hợp mà trẻ đang uống để đảm bảo không gây dị ứng cho trẻ.

Xem thêm: Cách giúp mẹ nhận biết và điều trị nhanh bệnh dị ứng ở trẻ em

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

Dựa vào độ tuổi của bé, mẹ có thể phân chia lượng sữa chua mà bé có thể tiêu thụ trong ngày. Chẳng hạn như:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Mỗi ngày bé ăn khoảng 50g sữa chua, loại trắng không đường, có kết hợp với trái cây.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Mỗi ngày bé ăn khoảng 80g sữa chua, ít đường và kết hợp thêm trái cây.
  • Trẻ trên 3 tuổi: Mỗi ngày bé ăn khoảng 100g sữa chua (tương đương 1 hộp). Mẹ có thể chọn loại có đường, ít đường hoặc không đường, kết hợp cùng trái cây.

Đối với sữa chua sệt thì có thể ăn 2 hũ/ngày, với sữa chua uống thì 1 hủ/ngày.

Lưu ý: Không nên cho trẻ ăn quá 2 hũ sữa chua/ngày vì nếu hàm lượng vi khuẩn có lợi quá nhiều trong đường ruột cũng có thể gây hại.

3. Thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua

Sữa chua là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa. Mọi loại sữa có thể dùng để làm sữa chua, trong đó sữa bò được dùng nhiều nhất. Sữa chua được lên men chua từ sữa có chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột và rất giàu dinh dưỡng.

huong-dan-cac-me-cho-tre-an-sua-chua-dung-cach-1-voh

Trẻ ăn sữa chua giúp tăng cường lợi khuẩn có lợi cho đường ruột (Nguồn: Internet)

4. Gợi ý mẹ cách làm sữa chua từ sữa mẹ

Trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, loại sữa chua được các chuyên gia khuyên dùng nhiều nhất chính là loại sữa chua làm từ sữa mẹ.

Sữa mẹ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gần như tương đương với sữa bò. Do đó, mẹ có thể sử dụng nguồn sữa dồi dào từ chính cơ thể mình để làm sữa chua cho bé.

tre-may-thang-an-duoc-sua-chua-voh-2
Sữa chua tốt nhất cho bé là được làm sữa mẹ (Nguồn: Internet)

Dưới đây là cách để mẹ làm sữa chua cho bé từ chính “dòng sữa” của mình:

4.1 Nguyên liệu

  • 2 – 3 túi sữa mẹ có dung tích khoảng 250ml
  • 2 hộp sữa chua không đường, làm men
  • 1/3 lon sữa đặc
  • 10 hũ thủy tinh
  • Máy làm sữa chua hoặc nồi cơm điện

4.2 Cách làm

  • Đầu tiên, mẹ hòa sữa đặc với nước nóng.
  • Tiếp đến, cho sữa mẹ vào khuấy đều. Để hỗn hợp hơi ấm, cho sữa chua không đường vào. Đánh sữa chua thật mịn qua rây. Lưu ý, không cho sữa chua vào khi nước còn nóng vì sẽ làm hỏng men sữa chua, tạo kết tủa.
  • Cuối cùng, cho tất cả hỗn hợp đã làm vào trong hũ thủy tinh, dùng nồi nước ấm để ủ. Có thể dùng vải hoặc thùng xốp cho nồi ủ sữa chua để giữ nhiệt. Lưu ý, nếu nước không còn ấm thì cần thay nước ngay.

Ngoài sữa mẹ, mẹ cũng có thể làm sữa chua bằng sữa bột công thức đúng với tháng tuổi của bé cũng mang lại lợi ích tương tự.

Xem thêm: Gợi ý 9 món ngon từ sữa chua bạn nên nếm thử một lần

5. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua

tre-may-thang-an-duoc-sua-chua-voh-3
Một số lưu ý mẹ cần nắm rõ khi cho trẻ ăn sữa chua (Nguồn: Internet)

Khi cho trẻ ăn sữa chua mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không cho trẻ ăn sữa chua khi đói hoặc ăn chung với những món ăn nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, chất béo....
  • Không cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh
  • Không thêm nước nóng và sữa chua
  • Không để trẻ ăn sữa chua cùng lúc với các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu quỳnh
  • Sau khi cho trẻ ăn sữa chua, mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé để tránh gặp phải những vấn đề về răng miệng

6. Trong sữa chua có gì?

Sữa chua là sản phẩm bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men của sữa. Mọi loại sữa có thể dùng để làm sữa chua, trong đó sữa bò được dùng nhiều nhất. Sữa chua được lên men chua từ sữa có chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột và rất giàu dinh dưỡng.

Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy (bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc), thành phần dinh dưỡng của sữa chua phần lớn giống như thành phần dinh dưỡng có trong sữa. Tuy nhiên, sẽ có một số chất được thay đổi.

Cụ thể, sữa chua gồm các chất dinh dưỡng như:

  • Đạm: Đạm trong sữa chua sẽ dễ dàng được hấp thu, dễ tiêu hóa hơn đạm trong sữa. Đạm trong sữa chua được coi là đạm quý.
  • Chất béo: Chất béo trong sữa khi chuyển sang sữa chua vẫn còn được giữ nguyên vẹn. Các chất béo no, không no sẽ rất cần thiết cho trẻ em, đặc biệt là các bé đang phát triển não bộ.
  • Vitamin và khoáng chất: Sữa chua rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi.
  • Đường: Đường lactose trong sữa chuyển thành sữa chua với hàm lượng thấp hơn, được vi khuẩn có lợi sử dụng để làm giảm thành phần đường lactose, nhằm chuyển thành axit lactic để tạo vị chua.

Trên đây là những kiến thức cần thiết để mẹ biết cách cho con ăn sữa chua sao cho hợp lý và hiệu quả. Cùng với đó là thời điểm ăn sữa chua để bé có thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất có trong thực phẩm bổ dưỡng này.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận