- Sữa chua là gì?
- Tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe
- Cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng
- Cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột
- Cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu
- Giảm chứng biếng ăn, tiêu chảy
- Ngăn ngừa loãng xương
- Bảo vệ răng lợi
- Ngăn ngừa cao huyết áp
- Ngăn ngừa viêm nhiễm
- Tăng sức đề kháng về hệ miễn dịch
- Tốt cho sức khỏe tim mạch
- Kiểm soát cân nặng
- Giảm cholesterol trong máu
- Sữa chua có tác dụng gì cho da?
- Bà bầu ăn sữa chua được không?
- Lợi ích sức khỏe khi cho trẻ ăn sữa chua
- Sữa chua làm món gì ngon?
- Một số lưu ý khi ăn sữa chua
- Những tác hại của sữa chua khi ăn quá nhiều
- Thành phần dinh dưỡng của sữa chua
Sữa chua thơm ngon và bổ dưỡng, chúng dường như có mặt trên khắp thế giới và được rất nhiều người yêu thích. Chúng được đánh giá là có thể giúp cải thiện một số vấn đề sức khỏe cũng như giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh tật.
1. Sữa chua là gì?
Sữa chua hay ya-ua (từ tiếng Pháp là yaourt) là một sản phẩm từ sữa, được tạo ra từ quá trình lên men sữa của các vi khuẩn, đã được khử chất béo và thanh trùng ở nhiệt độ 80 – 90 độ C. Mọi loại sữa đề có thể dùng để làm sữa chua, nhưng trong cách chế biến hiện nay, sữa bò được dùng nhiều nhất.
Sữa chua có nguồn gốc từ Bulgaria và xuất hiện vào khoảng 4000 năm trước. Hiện nay, sữa chua có mặt hầu ở những khắp mọi nơi trên thế với nhiều loại khác. Một số loại sữa chua có thể kể đến như: sữa chua kefir, sữa chua hy lạp, sữa chua Skyr, sữa chua đông lạnh và sữa chua ít béo và không béo.
2. Tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe
Sữa chua là một sản phẩm tốt cho sức khỏe, sử dụng sữa chua điều độ mỗi ngày có thể giúp mang đến cho cơ thể sự tươi trẻ, ăn ngon, ngủ tốt... và rất nhiều lợi ích khác. Một số tác dụng tích cực có thể kể đến như:
2.1 Cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng
Sữa chua được làm từ sữa, chính vì thế sữa chua chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần, trong đó có một số chất đặc biệt nhiều như: canxi, vitamin nhóm B, vitamin D, protein, sắt, photpho, magie... cực kỳ cần thiết cho các hoạt động trong cơ thể.
2.2 Cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột
Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium. Các loại vi khuẩn này rất hiệu quả trong việc lặp lại cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, nhất là trong trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng.
Ngoài ra, ăn sữa chua cũng giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột.
2.3 Cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu
Một trong những tác dụng của sữa chua là giúp cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu. Nếu gặp phải tình trạng bụng đầy hơi, khó tiêu, bạn có thể ăn sữa chua để giải quyết chúng. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về kết quả nhận lại.
2.4 Giảm chứng biếng ăn, tiêu chảy
Với người bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, ăn sữa chua sẽ lặp lại cân bằng vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy hiệu quả hơn. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn.
2.5 Ngăn ngừa loãng xương
Một công dụng khác của sữa chua là giúp phòng ngừa loãng xương. Trong sữa chua chứa nhiều canxi và vitamin D, do đó, tiêu thụ sữa chua thường xuyên sẽ giúp duy trì khối lượng xương và nâng cao sức khỏe.
2.6 Bảo vệ răng lợi
Sữa chua không đường có tác dụng rất tốt đối với việc bảo vệ răng lợi. Chất axit lactic có trong sữa chua cũng góp phần bảo vệ nướu rất tốt. Nghiên cứu cho thấy, những người ăn một hộp sữa chua mỗi ngày thì khả năng bị bệnh nha chu thấp hơn những người không ăn sữa chua.
2.7 Ngăn ngừa cao huyết áp
Người huyết áp cao nên ăn sữa chua vì hàm lượng kali có trong sữa chua sẽ giúp loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể. Nếu bị cao huyết áp, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng dung nạp sữa chua mỗi ngày nhé.
2.8 Ngăn ngừa viêm nhiễm
Một trong những tác dụng của sữa chua có thể kể đến nữa là ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín cho chị em phụ nữ. Sữa chua giúp ngăn ngừa sự tăng trưởng của nấm men ở vùng kín.
Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có thể giúp kiểm soát sự phát triển của các dấu hiệu nhiễm trùng và tiêu diệt các loại nấm đang sinh sôi. Vì thế, chị em phụ nữ nên ăn sữa chua thường xuyên để bảo vệ sức khỏe vùng kín.
2.9 Tăng sức đề kháng về hệ miễn dịch
Sử dụng sữa chua, đặc biệt là sữa chua có chứa men vi sinh một cách thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giảm khả năng mắc bệnh. Thành phần probiotic trong sữa chua có thể chống lại các bệnh cảm thông thường, hàm lượng vitamin D cao cũng giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch. Bên cạnh đó, magie, selen và kẽm đều là những khoáng chất vi lượng rất tốt để chống lại bệnh tật xâm nhiễm.
2.10 Tốt cho sức khỏe tim mạch
Chất béo trong sữa cho có lợi cho sức khỏe tim mạch, bởi hàm lượng chất béo trong sữa chua chủ yếu là chất béo bão hòa và một lượng nhỏ chất béo không bão hòa đơn. Việc hấp thụ các chất béo bão hòa từ các sản phẩm sữa chua nguyên kem làm tăng cholesterol HDL tốt cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu phát hiện rằng sữa chua làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim tổng thể. Hơn nữa ăn sữa chua còn giúp giảm huyết áp cao, một trong những yếu tố gây ra bệnh tim mạch.
2.11 Kiểm soát cân nặng
Giảm cân là một trong những tác dụng của sữa chua đã được nhiều nghiên cứu ghi nhận (1) (2). Sữa chua chứa nhiều protein có thể thúc đẩy cảm giác no và làm ngăn chặn các enzym gây đói phát triển. Tác dụng này sẽ rõ nét hơn nếu như bạn sử dụng sữa chua Hy Lạp.
2.12 Giảm cholesterol trong máu
Trong sữa chua chứa vi khuẩn có khả năng phân hủy được axit mật, axit mật là dịch tiêu hóa chứa cholesterol, đẩy lượng cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp cân bằng giữa hai loại tốt và xấu đảm bảo sự vận hành tốt của lưu lượng máu.
3. Sữa chua có tác dụng gì cho da?
Cùng với những lợi ích dành cho sức khỏe, tác dụng của sữa chua trong việc chăm sóc sức đẹp cũng rất hiệu quả.
Sữa chua có chứa axit lactic – một loại axit alpha hydroxy hòa tan, giúp loại bỏ các tế bào da chết. Hàm lượng vitamin C trong sữa chua còn có chức năng làm mờ vết thâm một cách hiệu quả, đồng thời giúp se khít lỗ chân lông và giảm nếp nhăn trên da rất tốt.
Để làm đẹp da từ sữa chua, bạn có thể ăn sữa chua trực tiếp hàng ngày. Hoặc bạn có thể tự làm các loại mặt nạ từ sữa chua như mặt nạ bơ sữa chua, mặt nạ sữa chua nha đam, mặt nạ sữa chua chuối…để chăm sóc da tự nhiên ngay tại nhà.
4. Bà bầu ăn sữa chua được không?
Sữa chua không chỉ là món ăn vặt tuyệt vời cho bữa ăn phụ mà nó còn có cả ‘tá” lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Tiêu thụ sữa chua với lượng hợp lý trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho xương và răng, cân bằng huyết áp... cùng những tác dụng tích cực cho làn da.
Xem thêm: 6 lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn sữa chua và thời điểm ăn tốt cho sức khỏe
5. Lợi ích sức khỏe khi cho trẻ ăn sữa chua
Tương tự như mẹ bầu, trẻ em hoàn toàn có thể ăn được sữa chua khi bé bắt đầu tập ăn dặm. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non yếu, vì thế mẹ cần cho trẻ ăn sữa chua đúng lượng và quan sát cơ thể bé ở những lần đầu “làm quen” với sữa chua.
Dưới đây là một số lợi ích khi cho trẻ ăn sữa chua đúng cách:
- Cân bằng hệ tiêu hóa
- Bổ sung dinh dưỡng
- Giúp trẻ ngon miệng
- Giảm nguy cơ béo phì ở trẻ
6. Sữa chua làm món gì ngon?
Sữa chua là món khoái khẩu của nhiều người, thường dùng làm các bữa phụ sau bữa ăn chính mỗi ngày. Nhưng ăn sữa chua truyền thống hoài sẽ thấy bạn, bạn nên thử một trong những món dưới đây để tăng hương vị và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho món sữa chua:
- Sữa chua nha đam
- Sữa chua nếp cẩm
- Sữa chua trà xanh
- Sữa chua mít
- Ngũ cốc sữa chua
- Bánh sữa chua
- Salad sữa chua
- Sinh tố sữa chua
Xem thêm: Công thức làm 9 món ngon từ sữa chua bạn nên nếm thử một lần
7. Một số lưu ý khi ăn sữa chua
Sữa chua tốt cho sức khỏe, nhưng khi ăn sữa chua đừng quên thực hiện đúng những lưu ý sao đây:
7.1 Mỗi ngày ăn 1 – 2 hộp sữa chua
Lượng sữa chua bạn có thể ăn sẽ phụ thuộc vào loại sữa chua, tuổi tác, mức độ hoạt động thể chất và cân nặng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua cũng giống như các loại thực phẩm khác, khi ăn hay uống quá nhiều sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu. Vì vậy, đối với người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250g (tương đương 1 – 2 hộp) sữa chua là hợp lý.
7.2 Dùng sữa chua sau bữa ăn
Bạn có thể ăn sữa chua bất cứ lúc nào nhưng thời điểm ăn tốt nhất là sau bữa ăn, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4.5.
Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
7.3 Không sử dụng sữa chua quá hạn sử dụng
Bạn nên bảo quản sữa chua trong tủ lạnh và tốt nhất nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua. Đặc biệt, khi mua sữa chua bạn cần xem kỹ hạn sử dụng in trên sản phẩm để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn nhất.
8. Những tác hại của sữa chua khi ăn quá nhiều
Mặc dù sữa chua là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài giá dinh dưỡng mang lại sữa chua còn có thể chữa bệnh tốt nhất là bệnh đường ruột. Nhưng ăn nhiều sữa chua cũng không tốt cho sức khỏe, bởi chúng có thể gây ra những tác dụng phụ sau đây:
8.1 Dị ứng
Nếu bạn bị dị ứng sữa thì không nên ăn sữa chua vì sẽ gây tình trạng phát ban, khó thở và thậm chí bị buồn nôn.
8.2 Khó tiêu
Ăn quá nhiều sữa chua trong ngày sẽ gây chứng đầy bụng khó tiêu, đầy hơi và có thể bị tiêu chảy.
8.3 Sữa chua không an toàn với một số bệnh lý
Những người bị bệnh xơ vữa động mạch, viêm túi mật,...nên tránh sử dụng các loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không muốn bệnh thêm trầm trọng.
8.4 Béo phì
Mặc dù sữa chua giúp kiểm soát cân nặng nhưng nếu ăn nhiều sữa chua có đường sẽ gây tình trạng béo phì.
Ngoài ra, một số nhóm đối tượng cũng cần thận trọng khi sử dụng sữa chua, đó là:
- Người không dung nạp lactose: Không dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể thiếu lactase. Những ai không tiêu hóa được chất này sẽ có các triệu chứng khác nhau chẳng hạn đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn...
- Người mẫn cảm, dễ bị dị ứng: Trong những trường hợp này, nó gây ra một phản ứng nổi mề đay, sưng hoặc sốc phản vệ.
- Người bệnh tiểu đường: Nhiều loại sữa chua có chứa lượng đường bổ sung khá cao. Lượng đường dư thừa có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe bao gồm tăng đường huyết.
9. Thành phần dinh dưỡng của sữa chua
Sữa chua chứa rất nhiều các khoáng chất như canxi, vitamin C, vitamin D, kẽm, axit lactic và probiotic,…Hàm lượng các chất có trong 100g sữa chua bao gồm:
- Nước: 88.7g
- Năng lượng: 61 Kcal
- Chất đạm: 3.3g
- Chất béo: 3.7g
- Chất đường bột: 3.6g
- Canxi: 120mg
- Sắt: 0.1mg
- Magie: 12mg
- Phot pho: 95mg
- Kali: 155mg
- Natri: 46mg
- Kẽm: 0.59mg
- Đồng: 9µg
- Vitamin C: 1mg
- Vitamin B1: 0.04mg
- Vitamin B2: 0.2mg
- Vitamin PP: 0.1mg
- Vitamin B5: 0.389mg
- Vitamin B6: 0.032mg
- Folat: 7µg
- Vitamin B12: 0.37µg
- Vitamin A: 25µg
- Beta-caroten: 11µg
Với sự đa dạng về thành phần các chất, sữa chua là thực phẩm mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Mặc dù các tác dụng của sữa chua tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên lạm dụng quá nhiều thực phẩm này để tránh các tác dụng phụ không muốn và nên có chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức khỏe mỗi ngày.