Tác dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe có thật sự tốt?

(VOH) – Hạt dẻ bùi bùi, thơm bở vốn là thứ quà ‘ăn chơi’ mỗi khi thời tiết chuyển gió lạnh được rất nhiều người yêu thích. Song thực tế tác dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe thì vô cùng đáng quý đấy!

Hạt dẻ (lật quả, bản lật hay đại lật) - tên khoa học là Castanea sativa, thuộc nhóm thực vật có hoa họ Dẻ, hoàn toàn khác biệt với hạt dẻ cười có nguồn gốc từ họ Đào lộn hột.

Tại Việt Nam, cây hạt dẻ được canh trồng phổ biến tại các vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Sơn La, Yên Bái và nổi tiếng nhất là hạt dẻ Trùng Khánh – Cao Bằng. Cây dẻ không cho quả quanh năm mà thường chỉ có một mùa thu hoạch duy nhất, vào độ tháng 8, tháng 9 âm lịch hàng năm.

tac-dung-cua-hat-de-doi-voi-suckhoe-co-that-su-tot-voh-0
Hạt dẻ là một loại hạt rất đặc trưng của mùa thu (Nguồn: Internet)

1. Tác dụng của hạt dẻ với sức khỏe

Có lẽ nhờ vào quá trình cây “chắt chiu” dưỡng chất trong suốt cả một năm dài nên nguồn chất dinh dưỡng của hạt dẻ vô cùng dồi dào và phong phú, mang tới hàm lượng lớn khoáng chất cùng các vitamin thiết yếu. Vì thế, nếu tìm mua được hạt dẻ chất lượng, đồng thời sử dụng hợp lý, bạn sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời dưới đây:

1.1 Hỗ trợ giảm cân

Hạt dẻ được xếp vào nhóm thực phẩm khá phù hợp cho chế độ ăn kiêng giảm cân. Theo đó, tiếp nạp hàm lượng lớn chất xơ trong hạt dẻ (tương đương với 15% nhu cầu hàng ngày của cơ thể) sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn sau khi ăn, đồng thời tăng sản sinh lượng hormone giúp hạn chế cơn thèm ăn.

1.2 Bảo vệ tim mạch

Hạt dẻ là một trong các loại hạt giàu dinh dưỡng và khá lành mạnh với sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, nếu bạn bổ sung khoảng 80 – 100g hạt dẻ trong ngày thì đã đáp ứng được 11% nhu cầu khoáng chất kali mà cơ thể cần rồi đấy. Dưỡng chất này khi vào cơ thể có khả năng đào thải lượng muối natri dư thừa, giảm tích trữ nước và điều hòa dòng luân chuyển máu tới tim, góp phần bảo vệ một trái tim khỏe mạnh.

Xem thêm: 19 thực phẩm tốt cho tim mạch nên ăn ngay từ bây giờ

1.3 Tác dụng của hạt dẻ ngăn ngừa ung thư

Một trong những tác dụng của hạt dẻ không thể quên nhắc tới đó chính là hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm. Các nhóm chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong hạt dẻ như polyphenol, lutein hay alkaloid đều có đặc tính kháng viêm cực kì mạnh, tạo nên “rào chắn” bảo vệ tế bào không bị oxy hóa bởi gốc tự do.

1.4 Kiểm soát đường huyết ổn định

Những nhóm chất chống oxy hóa không chỉ đảm nhiệm vai trò bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do mà còn tác động tích cực tới quá trình giảm kháng insulin và làm chậm tiến trình chuyển hóa đường glucose vào máu. Từ đây sẽ giúp bạn chủ động duy trì đường huyết ổn định, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Nếu không muốn ‘ôm’ bệnh tiểu đường suốt đời thì bạn nên biết những điều này trước khi quá muộn

1.5 Tốt cho hệ tiêu hoá

Như đã chia sẻ, tác dụng của hạt dẻ là bổ sung lượng chất xơ cực kì dồi dào cho cơ thể, tăng cường sản sinh các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Bên cạnh đó, hạt dẻ không chứa gluten, nên nhóm người mắc bệnh celiac hoàn toàn có thể lựa chọn thêm vào chế độ dinh dưỡng mà không lo ngại tình trạng rối loạn tự miễn dịch.

tac-dung-cua-hat-de-doi-voi-suckhoe-co-that-su-tot-voh-1
Duy trì ăn hạt dẻ với hàm lượng hợp lý sẽ giúp bạn chủ động cải thiện hoạt động tiêu hóa, tăng sản sinh lợi khuẩn đường ruột (Nguồn: Internet)

1.6 Phòng chống các chứng viêm mãn tính

Nhờ “hội tụ” đa dạng chất chất chống oxy hóa và có đặc tính trung hòa các gốc tự do nên khả năng phòng chống các chứng viêm mãn tính của hạt dẻ cũng được đánh giá rất cao. Điều này cũng đem lại những cải thiện hữu hiệu tới hệ miễn dịch của cơ thể, giảm thiểu tối đa tỉ lệ mắc phải những bệnh truyền nhiễm.  

1.7 Cải thiện hoạt động não bộ

Có thể nói rằng, hạt dẻ là một loại hạt khô rất giàu vitamin nhóm B, điển hình nhất là vitamin B9vitamin B6. Theo đó, những nhóm vitamin này sẽ trực tiếp tham gia hình thành mô thần kinh cũng như tăng kết nối các tế bào não, đảm bảo hoạt động não bộ vận hành hiệu quả và cải thiện khả năng ghi nhớ.

Xem thêm: 'Điểm danh' 15 loại thực phẩm giàu vitamin B tốt cho sức khỏe

2. Bà bầu ăn hạt dẻ có tốt không?

Là loại hạt khô có mùi thơm dễ chịu, vị bùi bùi hấp dẫn, lại mang tới vô vàn dưỡng chất quý giá, cho nên trong thai kì, bà bầu ăn hạt dẻ rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, mẹ bầu có thể nhâm nhi hạt dẻ vào các bữa ăn phụ trong ngày, vừa giúp giảm tình trạng ốm nghén, vừa chủ động hấp thu thêm chất dinh dưỡng để thúc đẩy sự phát triển của em bé.

Ngoài ra, bổ sung hạt dẻ trong chế độ dưỡng thai cũng giúp mẹ chủ động phòng chống một số vấn đề sức khỏe thường gặp dưới đây:

  • Tăng huyết thai kì
  • Táo bón khi mang thai
  • Đường huyết tăng cao, không ổn định
  • Tăng cân vượt quá mức an toàn

Xem thêm: Bà bầu ăn hạt dẻ có tốt không? Đáp án mẹ cần tìm hiểu ngay

3. Gợi ý món ngon từ hạt dẻ

tac-dung-cua-hat-de-doi-voi-suckhoe-co-that-su-tot-voh-2
Các món ngon từ hạt dẻ rất đa dạng, chế biến đơn giản và hương vị vô cùng hấp dẫn, cuốn hút (Nguồn: Internet)

Được thưởng thức hạt dẻ nướng thơm phức hay hạt dẻ luộc bùi thơm vào những ngày thời tiết se se lạnh quả là một trải nghiệm thú vị. Nhưng nếu chỉ có vậy thì bạn đã bỏ lỡ kha khá món ăn hấp dẫn từ hạt dẻ, bởi có vô vàn cách “biến tấu” độc đáo mà bạn nên tham khảo như:

  • Hạt dẻ rang muối
  • Gà om hạt dẻ
  • Bánh bông lan hạt dẻ
  • Sườn non hầm hạt dẻ
  • Xôi hạt dẻ
  • Thạch đậu đỏ hạt dẻ
  • Bánh quy hạt dẻ

Xem thêm: Nấu món ngon từ hạt dẻ chẳng hề khó với 11 công thức này!

4. Ăn hạt dẻ nhiều có tốt không?

Các tác dụng của hạt dẻ chỉ phát huy hiệu quả nhất khi chúng ta biết cân đối hàm lượng và không lạm dụng. Theo đó, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 10 – 15 hạt dẻ, phân chia nhỏ vào bữa sáng hoặc bữa xế chiều, tránh ăn nhiều vào buổi tối.

Ăn hạt dẻ nhiều hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ sau:

4.1 Gây đầy bụng khó tiêu

Hàm lượng chất xơ từ hạt dẻ tương đối lớn nhưng cũng chính vì thế nếu chúng ta hấp thu liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra chứng đầy bụng khó tiêu và ơ nóng, ợ hơi vô cùng khó chịu.

Xem thêm: 4 ‘thủ phạm’ gây chướng bụng đầy hơi và biện pháp giúp cải thiện tình trạng hiệu quả

4.2 Ảnh hưởng tới chức năng của thận

Hoạt động bài tiết của thận rất dễ bị gián đoạn nếu cơ thể bị dư thừa kali do tiếp nạp quá nhiều lượng hạt dẻ.

4.3 Dễ bị nhiễm độc tố

Thực tế, tình trạng bị nhiễm độc tố khi ăn hạt dẻ phần lớn xảy ra khi chúng ta sử dụng hạt dẻ kém chất lượng, đã ẩm mốc và sản sinh ra hoạt tố Afflatoxin. Do vậy, bạn cần chú ý tìm mua hạt dẻ từ nguồn cung cấp uy tín và lưu ý bảo quản hạt ở nơi khô ráo, thông thoáng.

Xem thêm: Cẩn thận với các thực phẩm quen thuộc chứa độc tố nấm aflatoxin gây ung thư gan

5. Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ

Hạt dẻ có chứa nhiều protein, lipid, carbohydrate dễ tan và không tan, nhiều loại sinh tố C, B1, B2 và Ca, P, Fe, K, selen, kẽm, đồng… Ngoài ra, trong hạt dẻ có acid béo chưa no, giàu sinh tố và khoáng chất.

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong 84g hạt dẻ được tính toán như sau:

  • Lượng calo: 206
  • Chất đạm: 2.7 g
  • Chất béo: 1.9 g
  • Carbs: 44.5 g
  • Chất xơ: 15% giá trị hàng ngày
  • Đồng: 47% giá trị hàng ngày
  • Mangan: 43% giá trị hàng ngày
  • Vitamin B6: 25% giá trị hàng ngày
  • Vitamin C: 24% giá trị hàng ngày
  • Thiamine: 17% giá trị hàng ngày
  • Folate: 15% giá trị hàng ngày
  • Riboflavin: 11% giá trị hàng ngày
  • Kali: 11% giá trị hàng ngày

Hy vọng rằng những chia sẻ về tác dụng của hạt đẻ đối với sức khoẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về loại hạt quý này. Hãy thử làm hạt dẻ thành nhiều món ngon dành cho gia đình và sử dụng thật hợp lý, khoa học để hạn chế tối đa những rủi ro xấu có thể xảy ra bạn nhé.