Giải thích ý nghĩa tục ngữ "Ăn cây nào rào cây ấy" là gì?

(VOH) - ‘Ăn cây nào, rào cây ấy’ là câu tục ngữ không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự hiểu hết ý nghĩa và bài học ẩn chứa sau câu tục ngữ?

Một số trường hợp trong cuộc sống, chúng ta thường hay nghe mọi người nhắc đến câu ‘Ăn cây nào, rào cây ấy’. Nhưng không hiểu chính xác và đầy đủ ý nghĩa của câu muốn nhấn mạnh bài học gì? Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!  

1. Ăn cây nào, rào cây ấy là gì?  

Đầu tiên, chúng ta lần lượt phân tích từng vế trong câu. Với vế đầu tiên của tục ngữ “Ăn cây nào, rào cây ấy”, hẳn bạn không quá khó hiểu với cụm “ăn cây nào”, nhằm chỉ hành động ăn bất kỳ một loại trái cây, hoa quả nào của con người. Mở rộng hơn “ăn” chính là khi chúng ta được hưởng thụ thành quả lao động vất vả. 

an-cay-nao-rao-cay-ay-voh-1

Đến với từ “rào” ta có thể hình dung giống như hình ảnh hàng rào trước nhà, được dựng lên từ cây tre để bao bọc xung quanh cây trái trong vườn. Hạn chế trường hợp trâu bò vào phá phách hay người vào hái trộm. 

Quả thực, nếu muốn thu hoạch được cây trái thì người nông dân buộc phải chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ cho cây ấy luôn được tốt tươi. Tránh thiệt hại và công sức bỏ ra vô ích.  

Tuy nhiên, “Ăn cây nào, rào cây ấy” chỉ đúng trong một vài trường hợp. Nhìn ở góc độ khác, hình ảnh “rào” trong câu tục ngữ thể hiện sự bảo vệ, lối sống chỉ quan tâm và hưởng thụ quyền lợi ở những nơi cho mình  lợi ích.  

Do đó, ta sẽ thấy đây chính là lối sống ích kỷ, hẹp hòi, có thể gây ảnh hưởng đến người khác. Thậm chí không có sự chia sẻ với người xung quanh, sẵn sàng “dẫm đạp” lên người khác để bảo vệ quyền lợi của bản thân. 

Xem thêm:  ‘Ăn trông nồi ngồi trông hướng’, câu tục ngữ hay dạy chúng ta về cách ứng xử phù hợp

2. Ăn cây nào, rào cây ấy: lối sống ích kỷ có thực sự đáng sợ?

Sự ích kỷ có hủy hoại chính mình, phá vỡ những mối quan hệ hay không?. Khoan hãy trả lời câu hỏi, mà bạn hãy suy ngẫm xem mình có thích được người khác giúp đỡ, có muốn nhận được sự chia sẻ của bạn bè, người thân hay một người vừa mới quen biết trong lúc khó khăn. 

Thử đặt giải thuyết cho chính mình, “Chiều nay là deadline, nhưng tôi lại có việc gia đình đột xuất, liệu có ai sẵn sàng giúp đỡ tôi không?”. Nếu bạn nhận được sự im lặng hay lời từ chối thẳng thừng hỗ trợ từ đồng nghiệp. Hẳn trong lòng không dễ chịu chút nào nhỉ! 

Vì họ cho rằng đó là việc của bạn và khi hoàn thành xong công việc người có lợi cũng là bạn. Cho nên không có lý do gì họ phải tốn thời gian và công sức, cho vào những việc chẳng mang lại lợi ích.

Tin rằng, rồi bạn cũng có cách giải quyết và mọi việc cũng trôi qua. Nhưng, lối sống “Ăn cây nào, rào cây ấy”, tính ích kỷ có thể tạo nên khoảng cách cho mối quan hệ với đồng nghiệp hay bất kỳ mối quan hệ nào khác. 

an-cay-nao-rao-cay-ay-voh-2

Người sống ích kỷ bị tách biệt khỏi cộng đồng 

Hơn thế nữa, chính sự hẹp hòi chỉ biết đến lợi ích cá nhân tạo nên sự cô lập, dần dần tách biệt với tập thể, cộng đồng. Từ đó, thu hẹp vào trong cái kén của bản thân, cũng như không có ai dám kế bên, hay muốn giúp đỡ một người như thế.  

“Ăn cây nào, rào cây ấy” được xem là bài học phê phán lối sống ích kỷ, thậm chí sẵn sàng “dẫm đạp” lên người khác để bảo vệ quyền lợi cá nhân. Hãy sống đoàn kết, tương thân tương ái, cho đi những điều tốt đẹp đến mọi người. Không phải “Cho đi là còn mãi” hay sao!.

Xem thêm: ‘Chung lưng đấu cật’ - câu thành ngữ đơn giản nhưng mang ý nghĩa sâu sắc về tình đoàn kết 

3. Câu nói hay về tính ích kỷ đáng để suy ngẫm 

Cùng chúng tôi đọc và suy ngẫm về những câu nói hay về tính ích kỷ, giúp thức tỉnh bản thân và hãy lan tỏa đến nhiều người. Nhằm tô vẽ thêm những gam màu tươi sáng vào cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, xóa bỏ hàng rào lợi ích cá nhân giữa con người với con người. 

an-cay-nao-rao-cay-ay-voh-3
  1. Những thành tựu lớn lao được sinh ra từ sự hy sinh lớn lao, và chẳng bao giờ là kết quả của sự ích kỷ. Napoleon Hill
  2. Khi bạn nói "tôi" và "của tôi" quá nhiều, bạn mất khả năng hiểu "chúng ta" và "của chúng ta". - Steve Maraboli
  3. Nếu một người chỉ yêu một người khác và thờ ơ với tất cả những người còn lại, tình yêu của anh ta không phải là tình yêu mà là sự gắn bó cộng sinh, hay là sự duy ngã độc tôn được khuếch đại. – Erich Fromm 
  4. Sự ích kỷ phải được phát hiện và hiểu rõ trước khi có thể loại bỏ nó. Nó không thể tự loại bỏ mình, nó cũng sẽ không tự trôi qua. Bóng tối chỉ biến mất khi có ánh sáng xuất hiện; sự dốt nát chỉ được xua tan bởi Tri thức; và sự ích kỷ chỉ được xua tan bởi Yêu thương. – James Allen
  5. Trong trái tim chúng ta có gã độc tài tàn nhẫn, sẵn lòng suy tính nỗi đau khổ của cả ngàn kẻ lạ mặt nếu điều đó có thể đảm bảo cho hạnh phúc của vài người ta yêu thương. – Graham Greene
  6. Tính ích kỷ là nguồn gốc của mọi sự tàn ác.  - Khuyết danh
  7. Tuổi trẻ chấm dứt khi tính vị kỷ kết thúc; sự trưởng thành bắt đầu khi ta sống vì người khác. - Khuyết danh
  8. Người nào hay nói về mình là người chỉ nghĩ đến mình và người chỉ nghĩ đến mình là người thiếu giáo dục, dù học vấn của họ đến đâu chăng nữa. - Khuyết danh
  9. Con người hay phạm một ít sai lầm, ví như lúc mất đi rồi mới phát hiện người luôn bên cạnh làm bạn với mình đã không còn nữa. Lúc bàn tay trống rỗng mới ý thức được thứ còn lại mà bản thân mình có chỉ là tham lam cùng ích kỉ vô cùng tận. - Khuyết danh
  10. Sống trong một cộng đồng, nghĩ đến bản thân mình trước nhất, yêu bản thân mình trước nhất là đúng. Nhưng nếu chỉ nghĩ đến mình mà phớt lờ kẻ khác, chỉ yêu bản thân mình mà thờ ơ với tất cả thì là sự ích kỷ ngu si. - Khuyết danh
  11. Cái ích kỷ này pha trộn lẫn vào vô số thứ, giống như là thổi hơi vào quả bóng vậy, từng chút, từng chút một căng phồng lên. - Khuyết danh

Câu tục ngữ "Ăn cây nào rào cây ấy" sử dụng hình ảnh vô cùng mộc mạc nhưng lại ẩn chứa bài học đáng giá về cách ứng xử của con người với cộng đồng. Lời răn dạy về lối sống ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân thật đáng buồn và đáng sợ biết bao. Vì thế, hãy biết đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống này ngày càng tốt đẹp và văn minh. 

Sưu tầm 
Nguồn ảnh: Internet