Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giải thích ý nghĩa thành ngữ ‘Bới lông tìm vết’ nói đến vấn đề nào?

(VOH) - “Bới lông tìm vết” là gì? Giải pháp để khắc phục “Bới lông tìm vết”? Những thành ngữ đồng nghĩa “ Bới lông tìm vết”? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Trong xã hội văn minh, tồn tại rất nhiều kiểu người khác nhau tốt có, xấu có, siêng năng có, lười biếng có. Và một kiểu người chúng ta có thể thường bắt gặp trong cuộc sống thường nhật đó chính là kiểu người hay soi mói, phán xét người khác.

Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có câu thành ngữ “Bới lông tìm vết” để phê phán hành động của những người có tính xấu này. Để hiểu hơn về câu thành ngữ trên các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

1. “Bới lông tìm vết” có nghĩa là gì?

“Bới lông tìm vết” là một thành ngữ không còn mấy xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đây là một thành ngữ thông dụng dùng để phê phán, đả kích những cá nhân thường xuyên bới móc thiếu sót và khuyết điểm để che bai, hạ thấp, cố ý gây chuyện với người khác.

Thuở xưa, các đia phương thường tổ chức những cuộc về thi chim. Để tìm ra chú chim đẹp nhất người ta đã đánh giá  dựa trên hai tiêu chí đấy chính là vẻ đẹp bên ngoài đến từ bộ lông mượt mà quyến rũ và vẻ đẹp tâm hồn chính là tiếng hót hay.

Tuy nhiên, khi có kết quả cuộc thi, một vài kẻ không cam lòng thua cuộc đã tìm cách bới lông chim lên để tìm kiếm những đặc điểm xấu không của chú chim nhằm đưa ra lời chê bai hạ thấp giá trị của chú chim dành kết quả chiến thắng trong cuộc thi, từ đó nên có câu nói “Bới lông tìm vết”.

Giải thích câu thành ngữ ‘Bới lông tìm vết’ 1
“Bới lông tìm vết” là một tính xấu cần loại bỏ 

2. Tác hại của “Bới lông tìm vết”

“Bới lông tìm vết” vốn là một thói quen, tính cách không tốt nên nó gây ra rất nhiều tác hại. Một trong số đó phải kể đến như:

  • Đầu tiên, việc hay để ý soi xét, bóc mẽ những khuyết điểm của người khác sẽ biến bản thân bạn thành một con người tiêu cực.
  • Thứ hai, “ Bới lông tìm vết” không làm bạn tốt lên mà sẽ khiến bạn trở thành kẻ ấu trĩ trong mắt người khác.
  • Cuối cùng, thói quen xấu này sẽ làm bạn mất đi những mối quan hệ xung quanh như tình bạn hay tình đồng nghiệp.
Giải thích câu thành ngữ ‘Bới lông tìm vết’ 2
“ Bới lông tìm vết” tác động tiêu cực đến người xung quanh và bản thân

3. “Bới lông tìm vết” và giải pháp để khắc phục

“Bới lông tìm vết” là một thói quen không tốt chúng ta cần khắc phục để có thể trở thành một con người tốt đẹp, văn minh.  

Việc soi mói, bới móc để chê bai người khác một khi đã trở thành thói quen thì cực kỳ khó bỏ. Có nhiều lúc bản thân chúng ta đang mang thói xấu đó nhưng lại không hề hay biết. Điều đấy dần khiến cho các mối quan hệ xung quanh chúng ta trở nên rạn nứt và không có được kết quả tốt đẹp.

Tuy nhiên nếu ý thức được sự ảnh hưởng của việc  này đồng thời có quyết tâm khắc phục thì không gì là không thể. Sau đây chính là 3 mẹo nhỏ giúp bạn bỏ được thói “Bới lông tìm vết”.

3.1 Tránh tham gia những cuộc trò chuyện có nội dung tiêu cực

Các bạn hãy hạn chế tham gia các cuộc hội thoại bàn tán, “buôn dưa lê, bán dưa chuột”, nói xấu… về người khác. Thay vào đó hãy tập cho mình thói quen tôn trọng mọi người và biết nhìn vào điểm mạnh, điểm ưu tú của họ để noi theo.

Giải thích câu thành ngữ ‘Bới lông tìm vết’ 3
Không tham gia vào các cuộc trò chuyện bàn tán về người khác 

3.2 Tránh xa những người có thói quen đánh giá, phán xét tiêu cực

Có thể bạn chưa biết, thói quen cũng có sự “truyền nhiễm”. Khi quá thân với một ai đấy bạn sẽ dần trở nên có tính cách, và thói quen giống người đấy, đồng thời tiếp nhận những năng lượng tiêu cực ở người đó.

Ông bà ta có câu nói rất đúng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay “Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà học”. Hãy rời xa những mối quan hệ mang đến hoặc khiến bạn dễ quay trở lại con đường “Bới lông tìm vết” để có thể khắc phục thói quen không tốt này.

Giải thích câu thành ngữ ‘Bới lông tìm vết’ 4
Hạn chế giao tiếp với những người lấy việc soi mói làm trò tiêu khiển 

3.3 Tập suy nghĩ tích cực

Câu chuyện nào cũng sẽ tồn tại hai mặt khác nhau. Và loài người cũng thế, ai cũng có mặt tốt và mặt xấu. Nếu chỉ nhìn đến cái xấu, cái chưa được hoàn thiện của người khác thì bạn sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích gì mà thậm chí khiến bản thân mất đi nhiều mối quan hệ vốn đang tốt đẹp.

Mặt khác nếu có thể  nhìn nhận những mặt tốt đẹp từ những người xung quanh thì bạn sẽ có thể học tập và phát triển hoàn thiện bản thân và có thể có những mối quan hệ bền vững. Như đã chia sẻ ở trên, trong một câu chuyện bao giờ cũng có hai mặt, con người cũng vậy, bao giờ cũng có mặt tốt, mặt xấu, không ai hoàn hảo.

 3.4 Không so bì với người khác

Thói quen “Bới lông tìm vết”  xuất hiện một phần cũng là do bản thân bạn có suy nghĩ rằng mình không bằng người khác và cảm thấy khó chịu về điều đấy. Cho nên khi ngừng việc so sánh bản thân với người khác, bạn sẽ không phải mệt mỏi với những suy nghĩ ganh đua, hơn thua. Thay vào đó là dành thời gian cho bản thân, trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình.

Hãy luôn ghi nhớ rằng bạn chính là độc nhất trên thế giới này, bạn không cần cố gắng để trở thành bản sao của bất kỳ một ai cả. Hãy luôn là tự tin là chính mình, đừng đem mình ra so sánh để ganh đua với người khác vì việc này không hề tốt, thậm chí là đôi khi sẽ khiến bản thân trở nên xấu tính.

Xem thêm:
Xây dựng thái độ sống tích cực để có cuộc sống vui vẻ
Top 15 quan điểm sống tích cực nhất mà bạn không thể bỏ qua
Tổng hợp cap lạc quan lan tỏa năng lượng tích cực

4. “ Bới lông tìm vết” và những câu thành ngữ, tục ngữ phê phán thói soi mói, bới móc

Bên cạnh thành ngữ “Bới lông tìm vết”, ông cha ta còn có rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao có nghĩa tương tự để ám chỉ những con người có thói hay soi mói, phán xét người khác theo chiều hướng tiêu cực.

  1. Bới bèo ra bọ.
  2. Vạch lá tìm sâu.
  3. Cầm đuốc soi chân người.
  4. Vạch lá tìm sâu, vạch đầu tìm chấy.
  5. Vạch phao câu tìm bọ mạt.
  6. Cú dòm nhà bệnh.
  7. Dòm giỏ ngó oi.
  8. Hau háu như mắt diều hâu.
  9. Bới đầu cá, vạch đầu tôm.
  10. Thương nhau cho nhau ăn cháy, ghét nhau nói nhau cậy nồi.
  11. Bói ra ma, quét nhà ra rác.
  12. Yêu nhau xé lụa may quần, ghét nhau kể nợ kể nần nhau ra.

Suy cho cùng, “Bới lông tìm vết” chính là một thói quen xấu mà mọi người cần khắc phục để trở thành một con người văn minh, lịch sự. Câu thành ngữ vừa có hàm ý phê phán vừa là lời nhắc nhở giúp mỗi cá nhân nhận thức rõ vấn đề và sửa đổi để hoàn thiện bản thân.

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận