Chờ...

Ý thức là gì? Nguồn gốc và vai trò của ý thức đối với mỗi con người

(VOH) – Ý thức là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người còn chưa hiểu hết được. Bài viết sau đây xin giải đáp chi tiết những vấn đến liên quan đến ý thức để bạn đọc hiểu rõ.

Trong cuộc sống chúng ta luôn quan tâm đến ý thức của bản thân và những người xung quanh. Vậy ý thức là gì? Vai trò của ý thức quan trọng như thế nào đối với mỗi người. Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

1. Ý thức là gì?

1.1 Khái niệm ý thức 

Để hiểu được khái niệm ý thức là gì chúng ta sẽ tìm hiểu ý thức trong các lĩnh vực cụ thể như Triết học và Tâm lý học.

Ý thức là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức 1
Ý thức là gì luôn là sự băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người 
  • Theo tâm lý học, ý thức được giải thích là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở loài người. Ý thức được xem là trạng thái nhận biết, nhận thức, hiểu được được các sự kiện, sự việc, tri thức khác nhau một cách rõ ràng.
  • Theo triết học Mác – Lênin, ý thức là một khái niệm luôn đi đôi với khái niệm vật chất. Nó là sự phản chiếu thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người, tuy nhiên có sự cải biến và sáng tạo nhất định.

Để diễn tả ý thức trong tiếng Anh bạn có thể dùng consciousness, awareness, sense…

Ví dụ:

We can't define consciousness because consciousness does not exist.

Tạm dịch: Chúng ta không thể định nghĩa ý thức vì ý thức không hề tồn tại.

1.2 Tự ý thức là gì?

Tự ý thức là ý thức về bản thân mình, bao gồm năng lực nhận thức và xác định thái độ đối với bản thân. Năng lực tự điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ, cũng như toàn bộ sự phát triển nhân cách.

1.3 Ý thức hệ là gì?

Ý thức hệ khái niệm này thường ít được nhắc tới trong cuộc sống, Vậy ý thức hệ là gì? Đó là một hệ thống tư tưởng, niềm tin, triết lý được tạo thành từ một tập hợp các ý tưởng hoặc nguyên tắc. Ngoài ra ý thức hệ còn có thể hiểu là hệ thống tư tưởng, triết lý được gán cho một người hoặc một nhóm người.

1.4 Mất ý thức là gì?

Mất ý thức là việc không thể tự ý thức được suy nghĩ và hành động bản thân, trong đó bao gồm cả nhận thức và xác định thái độ của mình.

1.5 Ý thức lý luận là gì?

Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hoá thành học thuyết xã hội. Nó được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật…

1.6 Rối loạn ý thức là gì?

Rối loạn ý thức là một loại bệnh lý khiến cho người bệnh bị giảm hoặc mất khả năng nhận thức về môi trường và bản thân.

2. Nguồn gốc của ý thức là gì?

Nguồn gốc của ý thức là gì? Để giải thích thắc mắc này, cần xác định được nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức.

Ý thức là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức 2
Nguồn gốc ý thức bao gồm: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội 

2.1 Nguồn gốc tự nhiên 

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức bao gồm 2 yếu tố có mối quan hệ khăng khít là bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc con người.

  • Bộ óc con người là một dạng vật chất đặc biệt, có tổ chức cao, được trải qua quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh học – xã hội. Ý thức là chức năng của bộ óc con người, phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc con người, do đó khi bộ óc bị tổn thương thì sẽ dẫn đến rối loạn ý thức hay ý thức không được bình thường.
  • Phản ánh chính là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác khi có sự tác động qua lại. Hiểu đơn giản, đó là sự phản ánh thông qua việc ghi chép lại, chụp lại hoặc kể lại một thứ gì đó. Bộ óc người là cơ  quan  phản ánh, song chỉ có bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức. Phải có sự tác động của thế giới bên ngoài lên giác quan rồi qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức mới xảy ra.

2.2 Nguồn gốc xã hội 

Ngoài tiền đề, nguồn gốc tự nhiên thì những tiền đề, nguồn gốc xã hội cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự ra đời của ý thức. Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ lao động, ngôn ngữ và quan hệ xã hội. Trong đó, lao động và ngôn ngữ được xem là 2 yếu tố trực tiếp và quan trọng nhất.

  • Lao động

Lao động là quá trình con người tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của bản thân bằng cách tác động vào thế giới tự nhiên. Đây là điều kiện đầu tiên cũng là điều kiện cần thiết để con người có thể tồn tại.

Sự hình thành của ý thức là kết quả của hoạt động chủ động của con người. Nhờ lao  động,  con  người  tác  động  vào  thế  giới khách quan, khiến thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật… thành  những  hiện  tượng và các hiện tượng này lại  tác động vào bộ óc người, hình thành những tri thức về tự nhiên và xã hội. Có thể nói, lao động tạo ra ý thức tư tưởng, hoặc nguồn gốc cơ bản của ý thức tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người trong quá trình lao động.

  • Ngôn ngữ 

Trong quá trình lao động, giữa con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng với nhau hay còn được gọi là nhu cầu giao tiếp. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của ngôn ngữ, mà trước hết là tiếng nói, sau đó là chữ viết. Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp vừa là công cụ của tư duy. Ý thức là hiện tượng xã hội nên không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức sẽ không thể hình thành và phát triển.

Xem thêm:
Vai trò của thế giới quan của con người trong đời sống và triết học
Nhân văn - Một lối sống đẹp cần được gìn giữ và phát huy
Vai trò của đạo đức trong xã hội hiện đại là gì?

3. Bản chất của ý thức 

Ý thức là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức 3
Ý thức là sự phản ánh của hiện thực khách quan thông qua bộ óc con người

Dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người. Do đó, bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: tức là các yếu tố thực tiễn là cơ sở để hình thành nên ý thức.

Ý thức là sự phản ánh sáng tạo về thế giới khách quan: thực tiễn luôn thay đổi, nhu cầu con người luôn gia tăng. Vì vậy ý thức luôn thay đổi sáng tạo ra nhiều phát minh để phục vụ nhu cầu đó.

4. Vai trò của ý thức

Ý thức là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức 4
Ý thức đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của con người với thế giới khách quan

Ý thức là cơ sở chỉ đạo tất cả các hoạt động của con người, là thứ quyết định hành động đúng sai của con người. Cụ thể:

  • Ý thức có vai trò tích cực trong thực tiễn cuộc sống, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan. Ý thức giúp con người có sự nhạy bén, thông minh để thích nghi với điều kiện xung quanh, từ đó tạo nên nhiều phát minh, các công trình kiến trúc, các ứng dụng thực tiễn,...
  • Ý thức giúp con người nhận biết được đâu là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến xã hội, quốc gia. Ý thức giúp các quốc gia xích lại gần nhau nhờ quan hệ đối ngoại, ngoại giao, từ đó thế giới ngày càng trở nên gắn kết, tốt đẹp.
  • Ý thức giúp con người thuận lợi trong công việc, giao tiếp và các vấn đề xã hội…
  • Khi có ý thức tốt, con người sẽ khắc phục được các vấn đề như bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại…

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc ý thức là gì cũng như nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức. Hy vọng nhờ những thông tin này, chúng ta không chỉ hiểu rõ mà còn có thể ứng dụng chúng để có một cuộc sống tích cực và tốt đẹp hơn.

Nguồn ảnh: Internet