Ca dao, tục ngữ luôn là những bài học lớn mà ông cha ta truyền lại cho thế hệ sau này, bài học về kinh nghiệm sống, cách đối nhân xử thế. Trong đó có câu tục ngữ “Con hơn cha là nhà có phúc” nói về mối quan hệ cha và con trong gia đình. Vậy hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “con hơn cha là nhà có phúc ”là gì nhé!
1. Con hơn cha là nhà có phúc nghĩa là gì?
Một thế hệ trôi qua, thế hệ sau sẽ nối tiếp.. . cứ mỗi một sự nối tiếp sẽ có nhiều thay đổi. Khi những sự thay đổi sau tốt hơn, hay hơn và “tầm cỡ” hơn trước đó thì cha ông lại hay nói với nhau rằng “con hơn cha là nhà có phúc”.
“Con hơn cha là nhà có phúc” là câu tục ngữ có ý nghĩa rất đa dạng mà không chỉ có một nội dung ý nghĩa về quan hệ cha con mà còn rộng hơn là cả một thế hệ. Để hiểu rõ hơn về câu tục ngữ này, bạn cần hiểu được nghĩa đen và nghĩa bóng của chúng.
Trước hết là nghĩa đen “con hơn cha là nhà có phúc”, có nói có ý nghĩ rằng trong gia đình, khi con cái đỗ đạt thành công trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thì đó chính là điều may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Và sự thành công này còn hơn những gì mà thế hệ trước đã làm được. Từ đó đã đền đáp được sự kỳ vọng, hi sinh của gia đình.
Còn về nghĩa bóng, câu tục ngữ “con hơn cha là nhà có không” không chỉ giới hạn trong mối quan hệ gia đình, mà nó còn mang ẩn ý nói về một dân tộc, đất nước tập hợp những con người không có mối quan hệ máu mủ với nhau nhưng vẫn gắn bó, đoàn kết chung tay cùng nhau, từ thế hệ trước đến thê hệ sau và khi thế sau phát triển mạnh hơn thế hệ trước là điều vô cùng hạnh phúc và may mắn.
2. Bài học từ câu tục ngữ “con hơn cha là nhà có phúc”
Câu tục ngữ “con hơn cha là nhà con phúc” luôn ẩn chứa nhiều tầng nghĩa, hơn cả chính là lời nhắn nhủ của cha ông dành cho tất cả con cháu. Từ những bài học được gửi gắm trong câu tục ngữ, chúng ta sẽ càng hiểu rõ hơn về sứ mệnh của mình đó với gia đình, quê hương, đất nước.
2.1 Mối quan hệ cha con
Đầu tiên, ta có thể thấy với lớp nghĩa đen của câu tục ngữ trên qua những từ ngữ bên ngoài thì người con trong gia đình có sự thành công, cuộc sống “hơn” người cha của mình thì đó chính là một gia đình hạnh phúc. “Hơn” ở đây là những sự phát triển về trí thức, thành công, cách hành xử,… đại ý chung nói về những đức tính tốt. Vì thế, cái “hơn” ở đây sẽ làm nên cái “phúc” cho gia đình.
Sự hạnh phúc của gia đình ở đây chính là niềm tự hào của cha mẹ khi người con đã biết sử dụng những kinh nghiệm và những điều kiện mà cha của mình đã tích góp cả đời để làm những bước nền tảng dẫn đến thành công. Ngược lại, nếu đã có những điều kiện mà cha để lại, nhưng lại không biết áp dụng để rồi thất bại, không hơn được cha thì quả là điều hổ thẹn. Mà ông cha ta cho rằng đó chính là điều không có phúc của gia đình.
2.2 Mối quan hệ giữa các thế hệ
Với hai tầng nghĩa thì câu tục ngữ “con hơn cha là nhà có phúc” không chỉ dừng lại trong mối quan hệ gia đình đơn thuần giữa cha và con. Mối quan hệ giữa cha và con ở đây còn muốn nói đến mối quan hệ về thế hệ trước với thế hệ sau. Các thế hệ cứ nối tiếp nhau ra đời và phát triển hơn thế hệ trước. Đó là một xu hướng tất yếu của sự phát triển xã hội. Vì thế chữ “hơn” ở đây là một niềm tự hào to lớn dành cho các thế hệ sau này nhằm xây dựng đất nước phát triển và trở nên phồn vinh.
Việt Nam với một bề dày lịch sử hào hùng, khi các thế hệ trước đã hi sinh thân mình trên chiến trường để dành cho chúng ta - thế hệ sau này một cuộc sống hoà bình, độc lập. Vì thế nhiệm vụ của thế hệ trẻ ngày nay là phải giữ nước và phát triển đất nước một cách phồn vinh nhất.
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay, việc “con hơn cha” thật sự rất quan trọng. Nếu các thế hệ sau không nhanh chóng tiếp thu được các tinh hoa, kinh nghiệm mà người đi trước đã để lại và dùng nó làm bước nền tảng để phát triển. Xã hội sẽ nhanh chóng rơi vào trì trệ, lạc hậu, kém phát triển và tự bị thủ tiêu trên bản đồ thế giới.
Từ đó chúng ta thấy được sự quan trọng của câu nói “con hơn cha là nhà có phúc”, nếu biết tiếp thu và sử dụng các kiến thức đã có sẵn và phát triển. Chúng ta sẽ đưa bản thân chúng ta nói riêng, đất nước nói chung lên một tầm cao mới.
Xem thêm:
Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Cha chung không ai khóc” nói về tình trạng gì?
Giải thích ý nghĩa tục ngữ ‘Phép vua thua lệ làng’ nói về điều gì?
Giải thích ý nghĩa thành ngữ “Mèo mả gà đồng” nói lên điều gì?
3. Vấn đề so sánh trong câu tục ngữ “con hơn cha là nhà có phúc”
Mở rộng hơn vấn đề sự phát triển của các thế hệ sau so với thế hệ trước hay việc tiếp nối của con với cha. Một vấn đề lớn cũng được đề cập đến qua câu tục ngữ “con hơn cha là nhà có phúc” là sự so sánh hơn – thua giữa con và cha, giữa các thế hệ với nhau. Tuy mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng người Việt Nam chúng ta lại thường hay đặt ra các sự so sánh từ đó làm cho việc áp lực xảy ra.
Nói riêng về phương diện gia đình, khi việc so sánh con phải “hơn” cha mới là nhà có phúc từ đó đã tạo nên những áp lực cho con em trong gia đình với việc phải vượt qua được người cha của mình. Xét trên mặt tích cực, những sự so sánh này được xuất phát từ sự cực khổ của những người làm cha mẹ để tạo điều kiện tốt nhất cho con em họ phát triển.
Vì thế họ luôn muốn con của mình phải có cuộc sống tốt hơn, đạt được những sự thành công hơn chính bản thân họ. Nhưng vô tình những sự kì vọng đó đôi khi đã tạo nên áp lực lớn lên đôi vai của con em chúng ta.
Ngoài ra, mỗi con người là một chủ thể riêng biệt vì thế việc so sánh sự thành công của thế hệ sau với thế hệ trước đôi khi lại trở nên vô lý và tạo nên một sự áp lực xã hội chung. Hình thái xã hội không bất biến mà luôn thay đổi theo các xu hướng phát triển khác nhau. Vì thế chúng ta nên tôn trọng từng cá nhân vì ai cũng có giá trị riêng của họ.
4. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tình cảm cha con trong gia đình
Tình cảm cha con trong gia đình rất thiêng liêng vì thế có nhiều câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao để ca ngợi và nêu những bài học về mối quan hệ giữa cha và con trong gia đình. Dưới đây là một số câu như thế:
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
- Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn.
- Ơn cha nặng lắm ai ơi,
- Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
- Cha là bóng mát giữa trời
Cha là điểm tựa bên đời của con. - Cha một đời oằn vai gánh nặng,
Mẹ một đời đôi dép lạc bàn chân. - Cha già tuổi đã đủ trăm,
Chạnh lòng nhớ tới đằm đằm lụy sa. - Còn cha gót đỏ như son.
Đến khi cha chết, gót con đen sì. - Cha đưa cả tấm lưng gầy
Chở che con được tới ngày hôm nay
Cha là tất cả cha ơi!
Cha là hình ảnh trọn đời thiêng liêng.
Ca dao, tục ngữ mà ông cha ta để lại cho đời sau luôn là kho tàng gồm những bài học quý giá. Thông qua câu tục ngữ “con hơn cha là nhà có phúc” đã cho chúng ta một lời khuyên về sự học tập hàng ngày, luôn luôn cố gắng để đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet