Chờ...

Giải thích ý nghĩa tục ngữ 'Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước' là gì?

(VOH) - ‘Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước’ được đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của ông ta cha trong cuộc sống. Cũng là bài học về lối sống và đạo đức dạy dỗ con cháu đời sau.

Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam đa phần sử dụng những từ ngữ bình dân, người đọc dễ dàng hiểu ngay tức thì. Tuy nhiên, để thẩm thấu được ý nghĩa ẩn chứa bên trong thì ta cần phải suy ngẫm. 

Cũng như câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” là lời nhắc nhở về chuẩn mực đạo đức, cũng như khuôn phép để có thể chung sống với nhau trong một cộng đồng. Thông qua đó, hình thành nên nhân cách tốt đẹp cho cá nhân. 

1. “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” là gì? 

Ông bà xưa thường nói “muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước”, đây là câu tục ngữ đã được sự đúc kết từ kinh nghiệm lao động sản xuất, sinh hoạt lâu đời. Dù trải qua bao nhiêu tháng năm nhưng giá trị bài học vẫn không bị mai một. 

muon-tron-phai-co-khuon-muon-vuong-phai-co-thuoc-voh-1

“Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” bạn có thể hiểu như sau: nếu muốn vẽ một hình tròn bạn cần phải có “khuôn” như: thước vẽ đường tròn, compa, hay những dụng cụ tự chế khác. Với mục đích duy nhất là để hình được tròn vành, đúng trọng tâm nhất có thể.

Tương đương, bạn khó có thể vẽ hình vuông vức, bốn cạnh bằng nhau chỉ bằng tay. Do đó muốn vẽ hình vuông cũng đòi hỏi bạn phải có một cây thước thẳng. Nếu bạn nói: “Tôi có khả năng vẽ hình vuông bằng tay”. Tin rằng, bạn cũng cần rất nhiều thời gian để chỉnh sửa và sự luyện tập mỗi ngày để thông thạo. 

Đấy chỉ mới là nghĩa đen của câu tục ngữ mà thôi!. Nghĩa bóng “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” còn mang một ý nghĩa sâu sắc hơn, đó là mỗi người nếu muốn trở thành người có ích trong xã hội, đòi hỏi việc rèn luyện, sống theo khuôn khổ nhất định. 

Lối sống buông thả, hành động theo cảm xúc không bao giờ tạo nên một người tài đức, có ích cho gia đình hay xã hội. Ngược lại, còn gây hại cho bản thân và trở thành “gánh nặng” cho cộng đồng.

Việc tuân thủ theo hiến pháp hiện hành, hay những quy tắc sinh hoạt từ trong nhà trường, công sở, hay từ chính quy định ngầm trong gia đình bạn sẽ góp phần nuôi dưỡng và hình thành nên sự trật tự cho mỗi người.

Nhìn chung, câu tục ngữ trên cũng với mục đích chính là uốn nắn bạn làm người có đủ “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. 

Xem thêm: 'Một lần bất tín, vạn lần bất tin' - Trung thực, đức tính không thể thiếu của người tài trí đức độ! 

2. “Muốn tròn phải có khuôn muốn vuông phải có thước” nói về tính gì?

Thông qua câu thành ngữ “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” cho ta thấy bài học về tính kỷ luật. Thế nhưng, không phải ai vừa sinh ra đều đã sở hữu tính kỷ luật, mà nó đòi hỏi cần có thời gian rèn luyện.

Gia đình chính là nền tảng định hướng, nhưng chỉ có bản thân mỗi người mới tự đưa bản thân vào “khuôn”. Chắc rằng, bạn sẽ trưởng thành, hoàn thiện trí tuệ hơn rất nhiều trong quá trình học tập tính kỷ luật. 

muon-tron-phai-co-khuon-muon-vuong-phai-co-thuoc-voh-2
Cuộc sống trở nên khó khăn nếu bạn không có tính kỷ luật 

Bởi lẽ, một người dù có tài năng nhưng lời nói, lẫn hành động “vô phép vô tắc”  thì sẽ không bao giờ được đánh giá cao và nhận được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh.   

Đặc biệt, ở thế hệ trẻ ngày nay, cần hiểu biết pháp luật và sống có kỷ luật để đủ bản lĩnh vượt qua mọi thử thách của cuộc sống, được mục tiêu của bản thân và nhiều thành tựu đáng giá. 

Diễn giả Zig Ziglar từng nói: “Khi bạn nghiêm khắc với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ dễ dàng. Khi bạn dễ dàng với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ khó khăn”. Vì vậy, trong sự phát triển không ngừng của xã hội, một đất nước yên bình, đảm bảo cuộc sống người dân được hạnh phúc nhất định không thể thiếu pháp luật và con người kỷ luật. 

Xem thêm: Các kiểu người ích kỷ trong tình yêu – Nếu chỉ có thể yêu bản thân thì đừng nói yêu người khác!

3. Những câu ca dao hay về kỷ luật và pháp luật 

Kỷ luật chính là khuôn mẫu, là hành lang pháp lý để bảo đảm cho xã hội được vận hành trơn tru. Đồng thời, là động lực thúc đẩy con người phát triển và thành công trong cuộc đời. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo những câu ca dao về kỷ luật hay ngay dưới đây: 

muon-tron-phai-co-khuon-muon-vuong-phai-co-thuoc-voh-3
  1. Tôn ti trật tự.
  2. Tiên học lễ hậu học văn.
  3. Bênh lí, không bênh thân.
  4. Vay thì trả, chạm thì đền. 
  5. Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.
  6. Làm điều phi pháp việc ác đến ngay. 
  7. Vua xử thần tử, thần bất tử bất trung
  8. Khôn ngoan tính trọn mọi bề,
    Chẳng cho ai lận, chẳng hề lận ai.
  9. Làm người trông rộng nghe xa
    Biết luật biết lí mới là người tinh.
  10. Thương em anh để trong lòng
    Việc quan anh cứ phép công anh làm.

‘Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước’ là bài học đạo đức để chúng ta noi theo, khi con người đã vào “khuôn” thì  mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi, giảm bớt khó khăn. 

Điều quan trọng để xây dựng tính kỷ luật chính là sự chủ động thay đổi tư duy và rèn luyện.

Theo đó, vai trò của gia đình, nhà trường chính là bước đệm để con em hình thành nên đức tính kỷ luật và tôn trọng pháp luật sau này. 

Sưu tầm 
Nguồn ảnh: Internet