7 tác dụng của củ đậu và những lưu ý khi ăn

(VOH) - Củ đậu được biết đến như một loại trái cây rất quen thuộc trong đời sống, tuy nhiên có rất nhiều tác dụng của củ đậu đối với sức khỏe cũng như cách dùng đúng có thể bạn chưa biết tới.

1. Củ đậu là gì ?

Có thể bạn chưa biết củ đậu là một loại cây dây leo có nguồn gốc từ Mexico và khu vực Trung Mỹ, có tên gọi khoa học Pachyrchizus. Tại mỗi vùng miền của Việt Nam, củ đậu còn được gọi bằng cách khác nhau, như củ sắn hoặc sắn nước. Loại củ này được thu hoạch vào nhiều vụ quanh năm, đặc biệt, trong dịp tháng 6 và tháng 10, có thể tìm mua củ đậu khá dễ dàng. 

7-tac-dung-cua-cu-dau-va-nhung-luu-y-khi-an-voh-5
Hình ảnh cây củ đậu ( Nguồn: Internet )

Cây củ đậu thường có chiều cao trung bình từ 4 - 5m nếu leo giàn, lá cây gồm 3 chét tam giác rộng, mỏng, hoa màu tím nhạt thường nở vào tháng 4 hoặc tháng 5. Quả củ đậu hơi có lông, không cuống, dài 12cm, vỏ củ có màu vàng nhạt, mỏng còn phần ruột thì màu trắng. Củ đậu có thể ăn sống được hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác dưới dạng kho, súp, xào.

2. Tác dụng của củ đậu 

Củ đậu là một loại củ mọng nước bởi nước chiếm khoảng 80-90% hàm lượng dinh dưỡng. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung cấp các khoáng chất và vitamin C dồi dào cho cơ thể. Cùng tìm hiểu 7 công dụng của củ đậu đem lại: 

1.1 Giúp xương và răng khỏe mạnh

Củ đậu là nguồn cung cấp dồi dào phốt pho và kali – hai khoáng chất thiết yếu duy trì sự phát triển chắc khỏe của xương cũng như hàm răng. Nếu đang điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp bạn có thể ăn từ 1-2 củ đậu trong một ngày. 

7-tac-dung-cua-cu-dau-va-nhung-luu-y-khi-an-voh-0
Củ đậu cung cấp các khoáng chất thiết yếu cần thiết cho sự phát triển xương khớp (Nguồn: Internet)

1.2 Giảm nám da

Một tác dụng của củ đậu trong làm đẹp là làm trắng và sáng da. Hàm lượng lớn nước trong củ đậu sẽ giữ làn da của bạn luôn tươi sáng và bớt đi các vết thâm đen, tàn nhang trên gương mặt.

Củ đậu cũng có thể được sử dụng như một mặt nạ dưỡng ẩm và tẩy các tế bào chết. Hãy thử đắp mặt nạ củ đậu khoảng 15 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Xem thêm: Cẩm nang tẩy tế bào chết mặt ‘chuẩn xịn’ giúp da dẻ luôn mướt mát, căng mịn

1.3 Điều trị táo bón

Inulin trong củ đậu có các đặc tính giống chất xơ, giúp cải thiện chức năng của ruột và duy trì các chỉ số đường huyết ở mức ổn định. Nếu đang bị táo bón (2 – 3 ngày mới đi vệ sinh một lần) thì bạn nên tăng cường ăn củ đậu.

1.4 Giảm các ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh 

Vào thời kỳ mãn kinh, hoạt động của buồng trứng kém hiệu quả và có sự mất cân bằng các nội tiết tố estrogen và progesterone, gây nên tình trạng bốc hỏa khó chịu ở các chị em. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo ăn thêm củ đậu, nhằm bổ sung phytoestrogen – hoạt chất có tác động tương tự estrogen. 

Xem thêm: Sự thật về mãn kinh mà mọi phụ nữ đều cần biết

1.5 Kiểm soát nồng độ axit dạ dày 

Nồng độ axit dạ dày cao sẽ gây ra các vết loét, nên ăn thêm củ đậu để bổ sung chất kiềm làm mát và giúp axit dạ dày thẩm thấu nhanh hơn.  

1.6 Tác dụng của củ đậu tốt cho tim mạch

Củ đậu rất giàu chất xơ, vitamin C và inulin hỗ trợ giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nồng độ natri thấp cũng góp phần cải thiện hoạt động tuần hoàn máu của tim mạch. 

Xem thêm: Mách bạn ăn thêm 15 thực phẩm này để có một trái tim khỏe mạnh

2. Bà bầu ăn củ đậu có tốt không?

7-tac-dung-cua-cu-dau-va-nhung-luu-y-khi-an-voh-1
Ăn củ đậu phòng ngừa bệnh trĩ trong thai kì (Nguồn: Internet) 

Củ đậu vốn thuộc nhóm thực phẩm có tính mát, cung cấp hàm lượng nước cùng các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu nên các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích mẹ bầu thêm loại củ này trong thực đơn dưỡng thai. Theo đó, mẹ có thể sử dụng củ đậu như một trái cây thông thường, ăn tráng miệng sau các bữa ăn chính để tiếp nạp thêm dưỡng chất bồi bổ sức khỏe, đồng thời góp phần kích thích sự phát triển toàn diện của em bé trong bụng. 

Xem thêm: 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi bà bầu ăn củ đậu 

3. Gợi ý một số món ngon từ củ đậu

Thông thường phần lớn chúng ta sẽ ăn củ đậu trực tiếp mà hiếm khi tận dụng để chế biến các món ăn, thế nhưng đây lại được xem là một nguyên liệu khá độc đáo với hương vị ngọt mát vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể thêm củ đậu trong các món canh hầm, món xào hoặc những món ngọt như bánh hay chè. 

Với những thành phần đơn giản, dễ tìm kiếm, một số món ăn dưới đây bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà: 

  • Củ đậu hầm sườn
  • Củ đậu xào tép 
  • Bánh củ đậu mè 
  • Chè củ đậu hạt chia 
  • Mứt củ đậu

Xem thêm: Cả nhà ‘gật gù’ khen ngon với 6 món ngon từ củ đậu, thanh mát và rất bổ dưỡng

4. Hướng dẫn cách chọn và bảo quản củ đậu 

Tùy theo từng loại thực phẩm chúng ta sẽ áp dụng những mẹo chọn mua cùng phương pháp bảo quản khác nhau, với củ đậu cũng vậy, hãy tìm hiểu và thực hiện theo các hướng dẫn đơn giản sau đây: 

4.1 Cách chọn củ đậu ngon 

Hầu hết trong quá trình chọn lựa củ đậu, chúng ta sẽ dựa trên vào các đặc điểm như hình dáng hay màu sắc của vỏ. Chính vì thế những củ đậu ngon ngọt, đạt chất lượng sẽ có biểu hiện bên ngoài như sau: 

  • Vỏ máu trắng ngà, cuống lá còn tươi xanh. 
  • Lớp vỏ nhẵn mịn, không thô sần hay dập nát, thâm đen. 
  • Củ có cuống càng nhỏ thì càng mọng nước, ít xơ. 

4.2 Bảo quản củ đậu đúng cách 

Công đoạn bảo quản củ đậu tương đối dễ dàng, chỉ cần chú ý đặt ở nơi thông thoáng, khô ráo, bạn có thể dự trữ loại củ này trong thời gian từ 7 - 10 ngày. Đặc biệt, sau khi mua về không nên vội dùng ngày, chờ khoảng 1 - 2 ngày khi phần vỏ hơi héo một chút, lúc đỏ vị sẽ ngon ngọt nhất. 

5. Một số lưu ý an toàn cần biết khi ăn củ đậu 

Mặc dù tác dụng của củ đậu tốt với sức khỏe nhưng nếu sử dụng loại củ này không đúng cách có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi ăn củ đậu: 

5.1 Không ăn hạt và lá 

Mặc dù hạt và lá của củ đậu được điều chế để chứa các bệnh ngoài da nhưng tuyệt đối không nên ăn trực tiếp. Chất rotenone cùng với tephrosin trong hạt và lá củ đậu dễ gây ngộ độc, diễn biến nặng dẫn tới co giật, đau bụng, loạn nhịp tim, suy hô hấp. 

7-tac-dung-cua-cu-dau-va-nhung-luu-y-khi-an-voh-2
Tuyệt đối không ăn trực tiếp lá của củ đậu (Nguồn: Internet) 

5.2 Không ăn củ đậu mọc mầm

Củ đậu mọc mầm có ăn được không là thắc mắc của rất nhiều người và theo chia sẻ của các chuyên gia thì hoàn toàn không nên ăn củ đậu trong tình trạng này. Khi xuất hiện mầm, củ đậu sẽ sản sinh ra độc tính alkaloid solanine – tác nhân chính gây ra chóng mặt, nôn ói, ngộ độc, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong.

5.3 Ăn củ đậu có béo không ?

Nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân thì không nên ăn quá nhiều củ đậu để tránh tích trữ nhiều nước, no căng quá mức làm dạ dày giãn ra. Khi dạ dày giãn ra thì dịch vị sẽ tiết nhiều hơn khiến thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng, nên bạn sẽ cảm thấy nhanh đói và nạp thêm thực phẩm.

Xem thêm: Ăn củ đậu có béo không? 'Mách bạn' cách ăn đúng khi đang lên kế hoạch giảm cân

5.4 Tác hại của củ đậu khi ăn quá nhiều

Ăn củ đậu ở một lượng vừa đủ sẽ giúp nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón, tuy nhiên, không nên vì “ngon miệng” mà ăn quá nhiều một lúc, gây chướng bụng và khiến dạ dày giãn ra quá mức. 

5.5 Một ngày ăn bao nhiêu củ đậu ?

Vì là thực phẩm lành tính, có tính mát, vị ngọt, tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên ăn lượng vừa đủ, không ăn cả ngày và ăn quá no để tránh các tác hại mang lại. Ngoài ra bạn có thể ăn củ đậu bất cứ lúc nào trong ngày.

6. Hàm lượng dinh dưỡng của củ đậu 

Củ đậu chứa nhiều nước, đường, tinh bột và nhiều chất dinh dưỡng, muối khoáng cũng như các loại vitamin. Theo nhiều phân tích, hàm lượng dinh dưỡng trong 100g củ đậu được xác định như sau:

  • Calo trong củ đậu: 152 calo
  • Nước: 60 g
  • Chất đạm: 1.1 g
  • Chất béo: 0.2 g
  • Chất đường bột: 36.4 g
  • Chất xơ: 1.5 g
  • Canxi: 25 mg
  • Sắt: 1.2 mg
  • Magie: 4 mg
  • Photpho: 30 mg
  • Kali: 394 mg
  • Natri: 2 mg
  • Vitamin C: 34 mg
  • Vitamin B1: 0.03 mg
  • Vitamin B2: 0.03 mg
  • Vitamin PP: 0.6 mg
  • Vitamin B5: 0.107 mg
  • Vitamin B6: 0.088 mg
  • Vitamin E: 0.19 mg
  • Vitamin K: 1.9 µg
  • Beta-caroten: 8 µg

Bản thân củ đậu là một loại củ rất giàu dinh dưỡng, nếu được kết hợp với các nguyên liệu khác sẽ giúp hấp thụ các dưỡng chất này tốt nhất, cũng như giảm bớt tình trạng mất cân bằng chất, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, nếu bạn yêu thích loại thực phẩm này thì hãy tiếp tục duy trì sở thích này để tận dụng tối đa các tác dụng của củ đậu với sức khỏe.