Chờ...

Bệnh bò điên là gì, ai có nguy cơ mắc bệnh?

(VOH) - Bạn đã từng nghe đến căn bệnh bò điên chưa? Liệu đây có phải là căn bệnh nguy hiểm và ai có nguy cơ mắc phải? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này.

Bệnh bò điên là bệnh gì?

Bệnh bò điên hay còn được gọi là bệnh não xốp bò, bệnh do một protein nhiễm độc prion gây ra. Đây là bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ở bò làm cho nó có hành động kỳ lạ và mất khả năng kiểm soát những việc bình thường, chẳng hạn như đi lại.

Bò bị nhiễm bệnh thường có biểu hiện điên loạn về thần kinh. Đây là một bệnh truyền nhiễm tiến triển chậm, thoái hóa và gây tử vong cho bò.

benh-bo-dien-la-gi-ai-co-nguy-co-mac-benh-voh-1

Bệnh bò điên làm suy thoái hệ thần kinh và gây tử vong ở bò (Nguồn: Internet)

Con người có thể mắc phải biến thể của bệnh bò điên gọi là Creutzfeldt-Jakob (vCJD). Nguyên nhân mắc bệnh là do chúng ta ăn não hoặc mô tủy sống của bò mắc bệnh.

Bệnh bò điên thu hút sự chú ý của công chúng vào những năm 1990, khi một số người ở Vương quốc Anh phát triển bệnh bò điên sau khi ăn não hoặc mô tủy sống của bò mắc bệnh.

Mặc dù nghiêm trọng, nhưng bệnh bò điên rất hiếm và ít phổ biến. Trên toàn thế giới, ước tính có một trường hợp mắc bệnh bò điên được chẩn đoán trên một triệu người mỗi năm, thường gặp nhất ở người lớn tuổi.

Bệnh bò điên tại Việt Nam những năm qua đã ghi nhận một số ca nghi ngờ mắc, nhưng do thiếu điều kiện cơ sở vật chất để chẩn đoán bệnh này, cũng như chưa có thuốc đặc trị, do đó, các trường hợp này thường được xuất viện về nhà.  

Triệu chứng bệnh bò điên ở người

Người bị bệnh bò điên có biểu hiện suy sụp tinh thần nhanh chóng, thường là trong vòng vài tháng. Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu thường bao gồm:

  • Tính cách thay đổi;
  • Lo âu, chán nản;
  • Mất trí nhớ;
  • Suy nghĩ rối bời;
  • Nhìn mờ hoặc bị mù;
  • Mất ngủ;
  • Khó nói;
  • Khó nuốt;
  • Co giật đột ngột.

benh-bo-dien-la-gi-ai-co-nguy-co-mac-benh-voh-2

Suy sụp tinh thần là dấu hiệu dễ nhận biết bệnh bò điên ở người (Nguồn: Internet)

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng tâm thần sẽ trầm trọng hơn và phần lớn người mắc bệnh bò điên sẽ rơi vào tình trạng hôn mê. Thậm chí, người mắc bệnh bò điên sẽ bị suy tim, suy hô hấp, viêm phổi hoặc nhiễm trùng và tử vong. Thời gian tử vong thường xảy ra trong vòng một năm.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bò điên

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh bò điên đều không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một vài yếu tố có thể liên quan đến các biến thể khác nhau của bệnh bò điên như:

  • Tuổi tác: Bệnh bò điên có xu hướng phát triển muộn, thường là khoảng 60 tuổi. Bệnh bò điên lây truyền từ gia đình sẽ có biểu hiện sớm và ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi rất trẻ, thông thường là sau 20 tuổi.
  • Di truyền: Với những người đã có người thân mắc bệnh bò điên thì khả năng cao thế hệ sau cũng sẽ mắc bệnh tương tự. Chỉ cần thường hưởng 1 gen đột biến từ bố hoặc mẹ cũng đủ để phát triển thành bệnh.
  • Tiếp xúc với mô bị ô nhiễm: Những người được điều trị bằng hormone tăng trưởng của con người có nguồn gốc từ tuyến yên hoặc những người ghép màng cứng của não có thể có nguy cơ mắc bệnh bò điên do điều trị.

Nguy cơ mắc bệnh bò điên từ việc ăn thịt bò bị ô nhiễm rất khó xác định. Nhìn chung, nếu các quốc gia thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý thực phẩm, rủi ro mắc bệnh bò điên hầu như không có.

Thật không may, hiện nay không có phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh bò điên. Vì vậy, các bác sĩ tập trung vào phương pháp giảm đau và điều trị các triệu chứng khác để giảm bớt sự nguy kịch cho bệnh nhân.

Ngăn ngừa bệnh bò điên

Mặc dù, bệnh bò điên ít phổ biến nhưng chúng ta cũng nên biết đến những cách phòng tránh dưới đây:

Nếu bạn là người chăn nuôi gia súc, bạn nên:

  • Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu gia súc từ các nước bên ngoài.
  • Quy định nghiêm ngặt trong việc quản lý thức ăn gia súc và chăm sóc con vật bị ốm.
  • Giám sát và kiểm tra để theo dõi sức khỏe gia súc.
  • Lập danh sách những bộ phận nào của gia súc được phép đưa vào chế biến để tiêu thụ.

Nếu bạn không phải là người chăn nuôi thì nên duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm:

  • Không ăn ruột bò, não bò, tủy bò.
  • Chỉ ăn thịt bò từ những nhà cung cấp đáng tin cậy.
  • Nếu bạn nằm trong những trường hợp đặc biệt (đang mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…), bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định ăn thịt bò.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trang Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở
  2. Trang hellobacsi.com
  3. Trang vinmec.com
Bệnh đầu nhỏ - bệnh nguy hiểm về thần kinh ở trẻ: Bệnh đầu nhỏ là tình trạng đầu của trẻ nhỏ hơn đáng kể so với trẻ cùng độ tuổi, cùng giới tính. Đây được xem là một trong số các bệnh nguy hiểm về thần kinh ở trẻ mà cha mẹ nên lưu ý. 
Làm sao để nhận biết một người đang bị rối loạn lo âu?: Bạn có thể cảm thấy lo lắng vào một thời điểm nào đó, nhưng nếu sự lo lắng của bạn xảy ra liên tục và kéo dài, khiến bạn cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi thì có thể bạn đang bị rối loạn lo âu.