Chờ...

Rau chân vịt trộn gỏi - đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim mạch

(VOH) - Rau chân vịt thường được chế biến bằng cách nấu canh hoặc xào. Tuy nhiên, hãy thử ‘đổi vị’ với loại rau này bằng cách trộn gỏi để nhận lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. 

Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina, ngày nay loại rau này được sử dụng phổ biến ở nước ta. 

Rau chân vịt trộn gỏi có tác dụng gì?

PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết, rau chân vịt trộn gỏi vừa là món ăn ngon, không gây ngán vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Rau chân vịt có nhiều thành phần có lợi như:

rau-chan-vit-tron-goi-dep-da-ngan-ngua-benh-tim-mach-voh-1

Tác dụng của rau chân vịt là gì? (Nguồn: Internet)

  • Coenzyme Q10 có tác dụng làm đẹp da, hỗ trợ collagen và quan trọng nhất là trợ tim.
  • Insulin thực vật, giúp điều tiết lượng đường trong cơ thể.
  • Giàu canxi, có tác dụng phòng ngừa loãng xương.
  • Chứa nhiều vitamin C và K, tốt cho tim mạch.

Gỏi rau chân vịt với nguyên liệu chính là rau chân vịt và đậu phộng sẽ mang lại những lợi ích cho sức khỏe như:

  • Hỗ trợ làm đẹp da, chống lão hóa và giúp collagen dưới da phồng lên.
  • Ổn định đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường).
  • Phòng ngừa loãng xương và lạnh trong người.
  • Có tác dụng trợ tim, kích hoạt tế bào cung cấp dinh dưỡng cho tim.
  • Phù hợp cho những người đang có chế độ giảm cân hoặc chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Giúp hạ huyết áp tự nhiên, ngăn ngừa xơ vữa thành mạch giúp ổn định huyết áp.
  • Giảm cholesterol xấu cho cơ thể.
  • Ngoài ra, gỏi rau chân vịt còn có tác dụng bổ máu và chống sự hình thành khối u gây bệnh ung thư.

Nhìn chung, món gỏi rau chân vịt là món ăn có lợi cho sức khỏe trong việc phòng và chữa bệnh. 

Cách làm gỏi rau chân vịt có lợi cho sức khỏe

Nguyên liệu:

  • Rau chân vịt (tươi hoặc khô);
  • Đậu phộng;
  • Hành tây;
  • Gừng;
  • Dầu ô liu;
  • Gia vị: đường, giấm, nước tương, ớt khô (nếu ăn cay được);

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Rau chân vịt rửa sạch, cắt khúc, chần nhanh với nước sôi (nếu dùng rau chân vịt khô thì ngâm và rửa sạch).
  • Đậu phộng rang hoặc luộc tùy thích.
  • Hành tây cắt múi cau, ngâm với nước lạnh.

Bước 2: Pha nước trộn gỏi

Hỗn hợp nước trộn gỏi gồm có đường, giấm, muối và dầu ô liu. Trộn các nguyên liệu lại với nhau rồi khuấy đều. 

Bước 3: Trộn gỏi

rau-chan-vit-tron-goi-dep-da-ngan-ngua-benh-tim-mach-voh-2

Gỏi rau chân vịt (Nguồn: Internet)

Cho rau chân vịt vào một cái tô lớn, tiếp tục cho đậu phộng và hành tây vào. Sau đó, rưới nước trộn gỏi lên, trộn đều để các nguyên liệu ngấm gia vị. Đợi khoảng 5 phút thì cho gừng cắt sợi và ớt khô vào, tiếp tục trộn đều lên rồi cho ra đĩa để thưởng thức.

Với món rau chân vịt trộn gỏi, bạn có thể ăn cùng với cơm hoặc dùng làm bữa ăn thay thế cho bữa ăn tối nếu muốn giảm cân và ổn định đường huyết.

Lưu ý quan trọng: Bác sĩ Bay khuyến cáo rau chân vịt không nên ăn sống. Khi trộn gỏi, bạn nên chần rau nhanh qua nước sôi để rau tiết ra isoflavon phát huy tác dụng của nó, đồng thời giúp rau được dễ dàng hấp thu vào cơ thể. Bên cạnh đó, rau chân vịt có chứa axit oxalic, loại axit này có tính ăn mòn nhất định, nhưng nếu bạn trần rau qua nước sôi (khoảng 60 – 80 độ C) thì sẽ loại bỏ được axit này.

Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:

Lợi ích sức khỏe khi ăn gỏi nha đam: Nha đam được biết đến với nhiều món thanh mát như nha đam đường phèn, chè nha đam,…và có một món ăn hết sức lạ miệng, đó chính là gỏi nha đam. Vậy gỏi nha đam có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Gỏi xoài và những lợi ích sức khỏe: Xoài xanh không chỉ là trái cây ăn vặt số 1 mà nó còn được dùng làm nguyên liệu để trộn gỏi rất ngon. Hơn nữa, giá trị dinh dưỡng của món gỏi xoài còn khiến bạn bất ngờ hơn cả độ ngon của nó.