UAE 3-0 Yemen (Gulf Cup 2019 - Bảng A)
Khoai sọ là tên gọi của một giống khoai thuộc loài Colocasia esculenta, một loài cây thuộc họ Ráy. Khoai sọ có nguồn gốc từ các vùng đồng bằng đất ngập nước của Malaysia. Cây khoai sọ có củ cái và củ con. Khác với khoai môn, củ cái khoai sọ nhỏ, nhiều củ con. Tại Việt Nam có nhiều giống khoai sọ như khoai sọ trắng, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi, khoai sọ dọc tía, khoai sọ dọc trắng, khoai sọ dọc xanh,…
Khoai sọ có nhiều lợi ích cho sức khỏe (Nguồn: Internet)
Khoai sọ được biết đến là loại khoai rất giàu tinh bột, chất béo, đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất (sắt, canxi, photpho) cùng nhiều axit amin. Hàm lượng dinh dưỡng của khoai sọ bao gồm:
Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai sọ | |
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng |
Nước | 69 g |
Năng lượng | 114 KCal 477 KJ |
Chất đạm | 1.8 g |
Chất béo | 0.1 g |
Chất đường bột | 26.5 g |
Chất xơ | 1.2 g |
Canxi | 64 mg |
Sắt | 1.5 mg |
Magie | 33 mg |
Mangan | 0.38 mg |
Photpho | 75 mg |
Kali | 448 mg |
Natri | 10 mg |
Vitamin C | 4 mg |
Vitamin B1 | 0.06 mg |
Vitamin B2 | 0.03 mg |
Vitamin PP | 0.1 mg |
Vitamin B6 | 0.283 mg |
Vitamin E | 2.38 mg |
Beta-caroten | 35 µg |
Nhờ có thành phần dinh dưỡng khá đa dạng nên khoai sọ là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những công dụng của khoai sọ có thể kể đến như:
Trong khoai sọ có chứa một số khoáng chất quan trọng như sắt, magie, mangan và đặc biệt là kali. Theo nghiên cứu, trong 100g khoai sọ có tới 448mg kali, đây là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp điều chỉnh nhịp tim.
Đối với những người có huyết áp cao, kali chứa trong khoai sọ có thể giúp ổn định và giảm huyết áp.
Do rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột nên khoai sọ có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa. Những người bị táo bón, thường xuyên ăn khoai sọ có thể cải thiện được tình trạng bệnh, từ đó cũng ngăn ngừa được bệnh trĩ.
Khoai sọ chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa khác có lợi cho việc giữ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do, cơ thể sẽ tỉnh táo và chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Không chỉ giàu chất xơ, khoai sọ còn chứa nhiều vitamin và photpho, tạo điều kiện thuận lợi để chữa bệnh viêm thận. Do đó, những người bị viêm thận có thể bổ sung khoai sọ vào thực đơn hàng ngày kết hợp với việc uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ thì bệnh viêm thận sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng từ gluxit được đưa vào mỗi ngày nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng. Trong khi đó, khoai sọ chứa nhiều gluxit giúp cung cấp nhiều năng lượng, góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể.
Đặc biệt, đối với người mới ốm dậy, người bị gầy, có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì nên dùng canh khoai sọ móng giò hay khoai sọ nấu thịt sẽ giúp cơ thể mau chóng phục hồi.
Dưới đây là những gợi ý để bạn có thể chế biến khoai sọ thành món ăn vừa ngon lại bổ dưỡng:
Dùng khoảng 200g cua đồng, 60g khoai sọ, 1 mớ rau rút. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch và giã nát, sau đó lọc lấy nước và nêm gia vị vừa ăn. Khoai sọ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, bổ miếng vừa ăn. Rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ.
Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Dùng món canh này khoảng 2 – 3 ngày sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng bồn chồn, kém ăn, mất ngủ.
Dùng 60g khoai sọ, 100g xương cẳng hoặc xương sống lợn. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước, gia vị, đun nhỏ lửa trong 2 giờ thì có thể ăn được. Món này có tác dụng khu phong trừ thấp, dùng cho người bị nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.
Canh khoai sọ hầm xương vừa ngon vừa bổ dưỡng (Nguồn: Internet)
Dùng 250g khoai sọ, 50g táo tàu, 50g đường đỏ để nấu chè. Chia 3 – 4 lần ăn trong ngày. Món chè này dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược sau khi bị ốm.
Lưu ý: Mặc dù tác dụng của khoai sọ rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với những bệnh nhân tiểu đường thì không nên ăn loại khoai này. Bởi vì khoai sọ chứa hàm lượng tinh bột cao, khi ăn vào, tinh bột sẽ được chuyển hóa thành đường, điều này không có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, trước khi nấu canh hoặc chế biến các món khác nhau từ khoai sọ thì bạn cần rửa khoai thật kĩ, tốt nhất là nên ngâm qua đêm, việc này giúp giảm lượng oxalate, phòng ngừa bệnh sỏi thận và bệnh gout.